16/10/2024 07:54 GMT+7

Cậu học trò nghèo xứ đảo vượt biển đi học truyền thông

Biết mình đậu ngành truyền thông đa phương tiện Trường đại học Văn Lang (TP.HCM), Lưu Thanh Nguyên (xã Hòn Tre, huyện đảo Kiên Hải, Kiên Giang) lo không có tiền đóng học phí, nhưng vẫn quyết đi học để thoát nghèo.

Cậu học trò nghèo xứ đảo vượt biển đi học truyền thông - Ảnh 1.

Nguyên thắp hương cho ông nội trước khi lên TP.HCM đi học - Ảnh: CHÍ CÔNG

Nghèo khó, Lưu Thanh Nguyên vẫn quyết tâm đi học - Thực hiện: CHÍ CÔNG – NHÃ CHÂN – DIỄM HƯỜNG

Bà Hồ Thì Nhiên (hơn 70 tuổi, bà nội Nguyên) cũng trằn trọc khó ngủ theo Nguyên. Rồi bà quyết định dùng hết số tiền tích cóp (tiền có được do nhận sửa đồ bao năm - PV) đóng học phí ban đầu cho cháu đến giảng đường, tới đâu thì tới.

Cha mẹ ly hôn, bà 70 tuổi sửa đồ vá may chăm cháu

Cậu học trò nghèo xứ đảo vượt biển đi học truyền thông - Ảnh 3.

Nguyên phụ bán hoa tiếp bà để kiếm tiền trang trải học phí - Ảnh: CHÍ CÔNG

Những ngày mưa gió này, xã đảo Hòn Tre (huyện Kiên Hải) cũng trở nên vắng vẻ, ít người qua lại. Người dân đóng cửa nhà im lìm. Vài chiếc xe máy của những người đi chợ vội, lâu lâu chạy tới chạy lui nhưng cũng không đủ sức làm huyên náo một xóm dân cư nghèo ở huyện đảo nơi đây.

Xen lẫn trong tiếng mưa là tiếng máy may may đồ cọc cạch, cọc cạch… đều đều vang lên như mang niềm hy vọng nho nhỏ của người bà nghèo dành cho cháu mình.

"Mọi người giờ mua đồ may sẵn. Ít ai đến lựa vải may đồ chỗ tôi như xưa lắm. Thỉnh thoảng mới có người đem đến cái áo, cái quần rồi mướn tôi sửa lại", bà Nhiên buồn xo nói.

"Cha mẹ hiện đã ly hôn rồi. Nguyên chọn theo cha sống. Mẹ Nguyên cũng quan tâm, thăm hỏi và cho tiền con đi học. 4 năm đại học còn nặng gánh nỗi lo nên giờ tôi chỉ biết ngóng chờ khách đến may và sửa đồ thôi. Còn sức, tôi còn làm để lo cho nó", bà Nhiên trải lòng.

Anh Lưu Thanh Phong (cha Nguyên) chẳng chịu nổi cảnh nghèo ở đảo nên tìm cách rời quê sang Hồng Dân (Bạc Liêu) mua bán rau củ mưu sinh.

Cậu học trò nghèo xứ đảo vượt biển đi học truyền thông - Ảnh 2.

Bà Nhiên (bà nội Nguyên) hằng ngày tranh thủ may và sửa đồ để kiếm tiền cho Nguyên đi học - Ảnh: CHÍ CÔNG

Phòng sửa đồ của bà Nhiên rộng không tới 20m2 và đang xuống cấp. Mưa xuống, nước thấm qua tường khiến cho các mảng vôi, nước sơn bị bong tróc và chực chờ sẵn sàng rớt xuống bất cứ khi nào. Chật hẹp nhưng bà Nhiên vẫn cố gắng bày bán ít vải rồi sắp thêm hai chiếc bàn máy may nhỏ để bà và chị Lưu Huệ Mẫn (con gái bà Nhiên, khờ hơn người bình thường) thuận tiện may.

Sức khỏe bà Nhiên hiện đã yếu, mắt mờ và đau lưng nhiều vì ngồi lâu.

Nhịn đói cũng sẽ vượt đảo đi học

Cậu học trò nghèo xứ đảo vượt biển đi học truyền thông - Ảnh 4.

Nguyên học không chỉ thực hiện ước mơ của mình mà còn là tâm nguyện của ông - Ảnh: CHÍ CÔNG

Hôm hay tin đậu ngành truyền thông đa phương tiện Trường đại học Văn Lang (TP.HCM), Nguyên mất ngủ mấy đêm liền vì biết sẽ không có tiền để đóng học phí. Nguyên nghĩ nhiều, và đặt ra nhiều câu hỏi cho mình: Đi học hay nghỉ đi làm phụ bà, phụ ba? Tâm nguyện dang dở của ông thì sao?...

"Bằng mọi cách tôi cũng đi học. Bụng đói đi học cũng được, không thể phụ tâm nguyện của ông tôi. Ông luôn mơ ước tôi sẽ đi học đại học để có kiến thức", Nguyên khẳng định chắc nịch.

Gia cảnh Nguyên hiện quá khó khăn, bế tắc. Ba của Nguyên cũng chưa có việc làm ổn định nhưng anh vẫn quyết soạn lại mớ đồ bỏ vô ba lô rồi lên quận Bình Thạnh (TP.HCM) tìm cách lo cho con trai đi học.

Anh chạy đôn chạy đáo khắp nơi để đi xin làm công nhân hoặc chạy xe kiếm thêm nuôi con. Nguyên cũng có kế hoạch bằng cách là vừa đi học vừa đi kiếm thêm việc phụ bàn hay chạy sự kiện để phụ trang trải chi phí học tập.

"Tiếc là ông tôi mất sớm. Nếu ông còn sống, tôi sẽ ôm lấy ông để nói rằng tôi đã đậu đại học. Cỡ nào tôi cũng học và không đầu hàng số phận hay bỏ cuộc giữa chừng", Nguyên cố gắng nén nước mắt.

Lật đật thắp nén hương cho ông, Nguyên quyết định thu xếp quần áo cho kịp chuyến tàu chiều vượt khoảng 30km đường biển qua TP Rạch Giá để lên TP.HCM.

Thầy Võ Hoàng Tuấn - giáo viên Trường THPT Kiên Hải (giáo viên chủ nhiệm của Nguyên) - nhận xét Nguyên là cậu trò nghèo nhưng rất ngoan và lễ phép, học giỏi. Thầy cô và bạn bè ở trường rất quý mến và yêu thương, giúp đỡ Nguyên.

Gia cảnh của Nguyên cũng rất khó khăn. Cả gia đình phụ thuộc vào việc bà Nhiên may và sửa đồ với thu nhập ít ỏi.

"Có học bổng Tiếp sức đến trường, tôi nghĩ sẽ giúp được cho Nguyên nhiều lắm. Số tiền đó em có thể trang trải việc học trước mắt. Tôi cũng hy vọng các mạnh thương quân và báo Tuổi Trẻ xem xét giúp đỡ để em có thể hoàn thành ước mơ của mình", thầy Tuấn kỳ vọng.

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm "Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường", "Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ" - như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ "Đồng hành nhà nông" - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phầntập đoàn Vinacam và các Câu lạc bộ "Nghĩa tình Quảng Trị", Phú Yên; Câu lạc bộ "Tiếp sức đến trường" Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre và CLB Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM, Công ty Dai-ichi LifeViệt Nam, ông Dương Thái Sơn và những người bạn cùng các doanh nghiệp và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ...

Ngoài ra, Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacamcòn tài trợ 50 máy tính xách tay cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập trị giá khoảng 600 triệu đồng, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ 1.500 ba lô trị giá khoảng 250 triệu đồng.

Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ tài trợ 50 suất học bổng ngoại ngữ miễn phí trị giá 625 triệu đồng. Thông qua ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Bắc Á tài trợ 1.500 quyển sách về giáo dục tài chính, hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính cho tân sinh viên…

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công Thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Không tiền học đại học thì học cao đẳng: ‘Muốn ‘kiếm cho cha mẹ bữa cơm canh đầy đủ’ - Ảnh 8.

Không tiền học đại học thì học cao đẳng: ‘Muốn ‘kiếm cho cha mẹ bữa cơm canh đầy đủ’ - Ảnh 9. Ở trọ long đong không được vay tiền, cháu đậu đại học, cả nhà ôm nhau khóc

Kể từ ngày nhận giấy báo trúng tuyển đại học, Trần Thị Thảo Nguyên - tân sinh viên Trường đại học Kiên Giang - đi xin vay vốn để đóng học phí nhập học, nhưng không đủ điều kiện. Mẹ con bà cháu ôm nhau khóc sướt mướt.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên