26/06/2022 11:45 GMT+7

Cất xe máy, đi xe buýt 'đối phó' xăng tăng, học phí tăng

Bài, ảnh: HỒNG NGỌC - VI QUỲNH
Bài, ảnh: HỒNG NGỌC - VI QUỲNH

TTO - Trong khi giá xăng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì thông báo học phí lại tăng cao khiến nhiều sinh viên chật vật xoay trở. Nhiều bạn đã lên kế hoạch cắt bớt chi tiêu, hạn chế tụ tập để cân bằng tài chính.

Cất xe máy, đi xe buýt đối phó xăng tăng, học phí tăng - Ảnh 1.

Thùy Dương lựa chọn dạy trực tuyến thay vì trực tiếp để giảm chi phí đi lại

Nhận được thông báo tăng học phí giữa lúc giá cả leo thang, bạn Nguyễn Thùy Dương (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) đứng trước nỗi lo về trang trải sinh hoạt phí, chi phí đi lại.

"Giá xăng dầu tăng cao khiến chi phí đi lại cũng tăng, nay học phí cũng tăng cao" - Dương chia sẻ.

Suốt 3 năm qua, bạn Vi Đức Vượng (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) ráng đi làm thêm để trang trải sinh hoạt phí. Mỗi ngày Vượng di chuyển hơn 20km để đi học và đến 2 lớp dạy thêm.

"Việc giá xăng tăng khiến mình phải chi thêm một khoản chi phí lớn. Giá thực phẩm cũng tăng theo, kỳ tới học phí trường mình cũng tăng nữa trong khi các khoản thu từ việc làm thêm không quá dư dả nên rất chật vật" - Vượng chia sẻ.

Cất xe máy, đi xe buýt đối phó xăng tăng, học phí tăng - Ảnh 2.

Di chuyển bằng xe buýt là lựa chọn của nhiều bạn sinh viên trước cảnh xăng tăng, học phí tăng

Trước gánh nặng học phí và giá cả cùng tăng cao, Thùy Dương phải hạn chế đi lại, tạm gác những buổi tụ tập cùng bạn bè để cắt bớt chi tiêu, tự lên kế hoạch để cân bằng tài chính.

"Đổ 50.000 đồng tiền xăng chỉ đi được vài ngày mà nhà mình lại không tiện đi xe buýt, do đó mình lựa chọn nghỉ dạy thêm những lớp trực tiếp và chỉ nhận dạy thêm trực tuyến. Dù thu nhập từ làm thêm giảm đi một nửa so với trước đây nhưng cũng tiết kiệm được chi phí đi lại, hiện mình đang tìm thêm công việc để gia tăng thu nhập" - Dương chia sẻ.

Trong khi đó, bạn Vượng đã quyết định cất xe máy được 2 tuần nay.

"Tháng trước mình đã phải xin thêm tiền sinh hoạt phí từ gia đình. Giờ mình chuyển sang đi xe buýt công cộng để tiết kiệm chi phí di chuyển. Tuy nhiên, việc chuyển đổi đó khiến mình gặp rất nhiều bất tiện, đặc biệt về vấn đề thời gian vì 2 nhà bạn học sinh của mình đều không gần trạm xe buýt" - Vượng bộc bạch.

Thực tế giá xăng, học phí đồng loạt tăng đã làm đảo lộn cuộc sống của các bạn sinh viên rất nhiều. Việc chuyển đổi sang sử dụng dịch vụ xe buýt công cộng là giải pháp tạm thời được nhiều người ưu tiên lựa chọn. 

Sao xăng tăng giá? Sao xăng tăng giá?

TTO - Xăng tăng giá kỷ lục. Bà Hai bán bún bò: Xăng tăng thì bún phải tăng, khách ít đi, tui méo mặt luôn.

Bài, ảnh: HỒNG NGỌC - VI QUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên