Trạm thu phí Quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp (Hậu Giang) là một trong những dự án mở rộng quốc lộ 1 - Ảnh: CHÍ QUỐC
Giải trình thêm, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể cam kết 8 dự án thành phần đầu tư theo hình thức BOT sẽ được đấu thầu toàn bộ để chọn ra nhà đầu tư có năng lực. Nếu đấu thầu lần 1 không chọn được thì tiếp tục đấu thầu lần 2, lần 3.
Đi bao nhiêu, thu tiền bấy nhiêu
Về thu phí, ông Thể báo cáo dự án sẽ tổ chức thu phí kín, tức là đi bao nhiêu kilômet thì trả bấy nhiêu tiền và thu phí tự động để tăng minh bạch.
Riêng mức phí, Bộ Giao thông - Vận tải xây dựng lộ trình thu phí với mức bình quân cho cả đời dự án 24 năm là 2.500 đồng/km cho xe con từ 5 chỗ trở xuống.
"Tuy nhiên, mức giá này nếu áp dụng ngay khi dự án đi vào khai thác sẽ rất cao so với khả năng chi trả của người dân. Do đó, năm đầu tiên sẽ thu 1.500 đồng/km/xe từ 5 chỗ trở xuống. Và sau 3 năm lại tăng một lần với 12%, vì tính toán trên cơ sở lạm phát mỗi năm tăng khoảng 4%. Nên giai đoạn cuối thì mức thu là 3.400 đồng/km" - bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải cho biết.
Chỉ nên đầu tư BOT tuyến đường mới
Tuy nhiên, tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu băn khoăn về đại dự án này khi có tới 8/11 dự án thành phần sẽ được đầu tư bằng hình thức BOT.
Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) đề nghị chỉ đầu tư theo hình thức BOT đối với tuyến đường mới, nhằm đảm bảo quyền lựa chọn cho người dân.
Riêng vốn đầu tư, đại biểu Hàm cho biết hiện nay 8 dự án thành phần triển khai theo hình thức hợp đồng BOT đều trộn lẫn ngân sách, trong khi chưa đánh giá hợp lý khả năng thu phí hoàn vốn, chưa có tiêu chí để xác định ngân sách sẽ đầu tư đoạn nào.
Vì vậy, Chính phủ cần rà soát, xác định hình thức đầu tư hợp lý cho từng dự án thành phần theo nguyên tắc không bố trí ngân sách cho chi phí xây dựng của dự án BOT.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận