Cảnh sát Trung Quốc ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương tháng 3-2017 - Ảnh: REUTERS
Các quy định mới, được phê chuẩn bởi Bộ trưởng Bộ Công an Triệu Khắc Chí (Zhao Kezhi), cũng nhằm giúp bảo vệ tài sản và gia đình của các sĩ quan cảnh sát.
Tuy nhiên, trong trường hợp một cảnh sát viên làm tổn hại đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của một công dân hoặc tổ chức, bên bị thiệt thòi vẫn có quyền đòi bồi thường từ cơ quan công an - người phát ngôn Bộ Công an Trung Quốc cho biết.
Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) của Hong Kong dẫn quy định nhấn mạnh cảnh sát nên được bảo đảm an toàn trong mọi tình huống, kể cả khi xử lý các tình huống bạo lực hoặc đe dọa tấn công thể xác hoặc tinh thần nhắm vào họ hoặc người thân của họ.
Đụng độ bạo lực giữa quần chúng nhân dân và cảnh sát không phải hiếm ở Trung Quốc đại lục. Theo số liệu từ trang web của Bộ Công an Trung Quốc, có hơn 13.000 cảnh sát đã thiệt mạng trong khi thi hành nhiệm vụ trong 40 năm qua, bao gồm hơn 2.000 từ năm 2013 đến 2017.
Một ví dụ như ngày 27-10-2018, một sĩ quan cảnh sát ở tỉnh Chiết Giang đã thiệt mạng sau khi bị xe tông khi đang điều tra tội phạm.
Trao đổi với SCMP, Si Weijiang, một luật sư ở Thượng Hải (Trung Quốc), cảnh báo các sĩ quan cảnh sát Trung Quốc đang ngày càng có nguy cơ tổn thương cao vì an ninh trật tự trong nước ngày càng phức tạp.
Vai trò của cảnh sát trong việc cố gắng duy trì sự hòa hợp xã hội đã đặt họ đứng giữa lằn ranh giữa nhân dân và nhà nước.
Nay với quy định miễn truy cứu trách nhiệm, sự bất mãn giữa người dân và lực lượng thực thi pháp luật sẽ ngày càng tăng, đặt người cảnh sát vào tình huống nguy hiểm hơn.
Theo ông Si, cảnh sát nên kiềm chế, giảm căng thẳng với nhân dân bởi vì "nếu để những cuộc xung đột giữa cảnh sát với nhân dân leo thang, công việc của cảnh sát chỉ có vất vả hơn lúc trước".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận