Đứt dây chằng, căng cơ, lật sơ-mi..., đó đều là những loại chấn thương phổ biến và nguy hiểm với VĐV. Bên cạnh đó, có một loại chấn thương rất nguy hiểm mà những người tập thể dục bình thường cũng dễ mắc do chủ quan, đó là chấn thương quá tải.
Câu chuyện bắt đầu với một người bị béo phì và đang muốn ăn kiêng giảm cân thần tốc. Anh ta sẽ dễ dàng lên một thực đơn ăn kiêng lành mạnh, lao vào tập luyện thể dục chăm chỉ và rồi bỗng nhiên anh ta dính chấn thương phải nghỉ một thời gian dài.
Bác sĩ Tan Jee Lim (chuyên gia xương khớp của Singapore từng mổ cho nhiều VĐV danh tiếng của VN như Phan Văn Tài Em, Nguyễn Thị Kim Hồng,...) cho biết ông thường nhận được câu hỏi về vấn đề này của những người tập thể dục bình thường. Thắc mắc của họ thường là: "Tại sao tôi lại dính chấn thương dù chỉ tập chạy bộ hoặc bơi lội, những môn thể thao nhẹ nhàng và không có va chạm.
Câu trả lời mà bác sĩ Tan Jee Lim đưa ra đó là bởi hình thức chấn thương vì sự quá tải, rất thường thấy với những người béo phì đang muốn giảm cân thần tốc. Áp lực giảm cân làm họ đột ngột thay đổi lịch tập luyện của mình, từ việc chây lười không tập luyện hoặc tập rất ít lên một lịch tập luyện cường độ cao. Nguyên do của loại chấn thương này đó là sự quá tải của cơ thể khi phải hoạt động nhiều một cách đột ngột.
Bác sĩ Tan Jee Lim cho biết các triệu chứng đau thường gặp của chấn thương quá tải là:
- Đau khuỷu tay với người chơi quần vợt, bóng bàn
- Đau vùng vai với người bơi lội
- Đứt dây chằng ở vùng gót chân, gây ra việc đi khập khiễng với những chạy bộ
- Đau lưng do uốn gập lưng với cường độ cao ở những người tập thể hình, thể dục dụng cụ và trượt ván.
- Bệnh đau ở gân bánh chè (Sinding-Larsen-Johansson) với các trẻ đang tuổi dậy thì.
Những triệu chứng nói trên sẽ dẫn đến những loại chấn thương khác nhau và hậu quả có thể sẽ rất nặng, gây ra chấn thương nghiêm trọng chẳng kém gì do va chạm. Vì vậy lời khuyên mà các bác sĩ thường đưa ra với người đang cần tập luyện giảm cân nhanh chóng đó là phải từ tốn, thay đổi thói quen chây lười trước đây của mình một cách chậm rãi thay vì quá sốt sắng tập luyện.
Bác sĩ Tan Jee Lim cho biết tất cả người tập thể dục đang muốn nâng cao cường độ tập luyện cũng cần phải tuân thủ "nguyên tắc 10 %".
Nguyên tắc 10 % nghĩa là một người tập thể dục chỉ nên tăng không quá 10 % cường độ tậpsau một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn tuần này bạn chạy được 20km/tuần, tuần tiếp theo bạn chỉ nên chạy tối đa là 22 km/tuần, tuần tiếp theo nữa là 24,2 km/tuần... Nếu đột ngột tăng từ 20 lên 25 km, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái quá tải và chấn thương sẽ bắt đầu xuất hiện.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận