24/08/2022 11:36 GMT+7

Cẩn trọng với ấu trùng giun đũa 'đào rãnh' chạy dưới da

DƯƠNG LIỄU
DƯƠNG LIỄU

TTO - Bà T. (55 tuổi, trú tại Hà Nội) sau buổi làm vườn bị ngứa ở mu bàn tay, hôm sau nốt ngứa tiến triển thành đường ngoằn ngoèo trên bàn tay.

Cẩn trọng với ấu trùng giun đũa đào rãnh chạy dưới da - Ảnh 1.

Hình ảnh ấu trùng giun đũa gây tổn thương dưới da của bệnh nhân - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Bà T. cho hay: "Lúc này tôi rất lo lắng, cảm giác như có con gì đó đang di chuyển dưới da, kèm theo sưng và ngứa rất khó chịu. Sau đó tôi đến bệnh viện huyện thăm khám thì được chẩn đoán có ký sinh trùng. Các bác sĩ cho thuốc về điều trị tại nhà nhưng tình trạng không thuyên giảm".

Sau đó, bà đến Viện Sốt rét, ký sinh trùng trung ương để làm các xét nghiệm.

Bác sĩ Tạ Huy Hải - Viện Sốt rét, ký sinh trùng trung ương - cho biết bệnh nhân được làm xét nghiệm, được chẩn đoán là ấu trùng di chuyển dưới da. Qua xét nghiệm dương tính với ấu trùng giun đũa chó mèo do tiếp xúc trong quá trình làm nông nghiệp. Với ấu trùng này, dù người bệnh không có vết thương hở nó vẫn có thể xâm nhập qua kẽ hở của lớp biểu bì trên da.

Khi xâm nhập qua da, ấu trùng "chạy" dưới da gây viêm da, sưng, nóng và đau. Ấu trùng giun đũa không có khả năng sinh sản khi xâm nhập vào da, một số ấu trùng sau một thời gian ngắn có thể thoái triển và chết đi.

Loại ấu trùng này có thể phát triển khoảng 1,5 - 2,5 cm/ngày, tùy từng trường hợp có thể phát triển nhanh hoặc chậm hơn. Có nhiều bệnh nhân chỉ có 1 ấu trùng nhưng có người lại có 2, 3 ấu trùng, mỗi con chạy một hướng dưới da.

"Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp ấu trùng phát triển nhanh chóng, lan rộng gây nguy cơ viêm nhiễm, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu. Với loại ấu trùng này, hiện nay có thể sử dụng thuốc để điều trị. Sau 2 ngày điều trị, các triệu chứng của bà T. đã giảm, hết sưng, ngứa, ấu trùng không di chuyển nữa", bác sĩ Hải thông tin.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, ấu trùng giun đũa phát triển mạnh ở khí hậu nóng, ẩm như Việt Nam.

Đối với người dân làm nông nghiệp cần cẩn trọng khi tiếp xúc với nguồn đất có phân chó, mèo. Khi tiếp xúc với đất người dân cần đeo găng tay cao su để giảm tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Bên cạnh đó, sau khi làm vườn cần vệ sinh, khử khuẩn sạch sẽ tay, chân, những vị trí tiếp xúc trực tiếp với nguồn đất.

"Ấu trùng này không sinh sản, nó tồn tại lâu trong cơ thể người, có trường hợp thoái triển có trường hợp không, nên tốt nhất vẫn phải điều trị. Trong trường hợp xuất hiện các nốt ngứa, sưng, tạo thành đường di chuyển dưới da nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị sớm", bác sĩ Hải nhấn mạnh.

Uống thuốc xổ giun, 8 học sinh lớp 4 phải đi cấp cứu Uống thuốc xổ giun, 8 học sinh lớp 4 phải đi cấp cứu

TTO - Sau khi uống thuốc xổ giun sán do chương trình của Trung tâm Y tế huyện Tuy An (Phú Yên) tổ chức, 8 học sinh lớp 4 ở một trường học bị nôn ói và phải đi cấp cứu.

DƯƠNG LIỄU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên