Cụ thể, kẻ xấu sẽ mạo danh tổ chức tài chính, công an, viện kiểm sát... gọi điện thông báo người dùng đang liên quan đến vụ án nghiêm trọng. Hoặc chúng giới thiệu dịch vụ đầu tư, tuyển cộng tác viên tải app để hưởng hoa hồng...
Tiếp đó, chúng yêu cầu người dùng tải app giả mạo từ đường dẫn (link) gửi qua SMS. Sau khi cài đặt app, người dùng điền tài khoản ngân hàng, tên đăng nhập, mật khẩu, số căn cước công dân...
Nếu làm theo, những thông tin quan trọng nhất đã được chuyển về máy chủ của kẻ giả mạo. Chúng dễ dàng chiếm quyền quản lý và lấy tiền trong tài khoản, thậm chí đi vay tiền các tổ chức tín dụng.
Đây cũng là một phần nguyên nhân gây hiện tượng nhiều người bỗng dưng bị đòi nợ dù chưa đi vay bao giờ.
Theo Techcombank, kẻ lừa đảo còn giả mạo người thân hay đối tác thông báo khách hàng sắp được nhận tiền, sau đó yêu cầu truy cập đường link và cung cấp thông tin.
Chúng còn giả mạo cán bộ ngân hàng dụ khách nhắn tin hủy Smart OTP đang dùng và cung cấp mã kích hoạt Smart OTP trên một thiết bị khác nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Một chiêu trò khác là mạo danh nhân viên ngân hàng hoặc công ty tài chính mời chào sử dụng các dịch vụ liên quan đến thẻ tín dụng như ứng tiền, chuyển đổi trả góp từ giao dịch thẻ tín dụng... nhằm chiếm tiền trong thẻ.
Để tránh bị lừa, nhiều ngân hàng khuyến cáo: nếu khách hàng có băn khoăn thì nên cẩn trọng gọi thẳng lên đường dây nóng của ngân hàng để kiểm tra.
Cần cảnh giác khi nhận được link qua sms, Zalo... đặc biệt là các đường dẫn website có tên miền không phổ biến như work, xyz, cc... Đặc biệt, người dùng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, giấy tờ tùy thân, thông tin tài khoản ngân hàng cho bất cứ ai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận