* Đa số đồng ý tiếp tục nghiên cứu việc lấy phiếu tín nhiệm
Theo ông Nghĩa, trong một nhà nước pháp quyền, phán quyết tư pháp có giá trị thi hành thì bắt buộc phải thi hành, không thể đảo ngược. Cơ quan thi hành án phải có trách nhiệm tích cực trong thực hiện thi hành án, còn với các cơ quan khác như ngân hàng nếu có liên quan thì buộc phải hợp tác với cơ quan thi hành án, nếu cố tình làm đình trệ hoặc cản trở quá trình thi hành án thì phải có chế tài, thậm chí phải coi đó là một tội hình sự, có như vậy mới làm công tác thi hành án dân sự đạt được bước tiến. Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho rằng vướng mắc, bất cập hiện nay là do quá trình phối hợp triển khai, chứ không phải do cơ quan có trách nhiệm ra quyết định thi hành án. Trong đó, việc xác minh điều kiện thi hành án đang là khâu nảy sinh rất nhiều tồn tại, hạn chế và tiêu cực. “Tôi đồng ý giao quyền xác minh điều kiện thi hành án cho chấp hành viên và người có quyền yêu cầu thi hành án cũng có quyền tự xác minh. Đề nghị quy định rõ nếu kết quả xác minh điều kiện thi hành án khác nhau thì xử lý thế nào, cơ quan nào xem xét giải quyết việc này” - ông Học nói.
Cùng ngày, các đại biểu Quốc hội đã nhận được văn bản của đoàn thư ký kỳ họp liên quan đến chương trình Quốc hội họp phiên bế mạc hôm nay 24-6. Theo văn bản này, chiều 20-6 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã báo cáo, đề nghị Quốc hội chưa biểu quyết thông qua nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) tại kỳ họp lần này để tiếp tục lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, nghiên cứu, tiếp thu hoàn thiện dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp sau. Qua tổng hợp phiếu gửi xin ý kiến, tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội đồng ý với đề nghị nêu trên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận