Chỉ mất 20 phút thì một lượng dầu nhớt thải sẽ trở thành dầu tái chế, được đóng chai các thương hiệu dầu nhớt lớn và tung ra thị trường. Loại dầu nhớt tái chế này nhìn thoạt qua không khác gì về hình thức so với dầu nhớt nguyên chất nhưng nó gây hại rất lớn cho động cơ sử dụng.
Ngoài ra, nếu dầu nhớt thải bị đổ ra môi trường thì lượng kim loại trong dầu nhớt có thể phát tán gây ra những hậu quả nặng nề về ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người, thông qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trên bề mặt da.
Dầu nhớt là loại chất thải nằm trong danh mục chất thải nguy hại, vì vậy quy trình thu gom phải quản lý hết sức nghiêm ngặt.
Thu gom dầu nhớt thải là trách nhiệm không chỉ của Nhà nước mà còn là việc mà người dân, doanh nghiệp cũng cần tham gia vì ích lợi cho môi trường, cho sức khỏe con người.
Cán bộ Nhà nước về môi trường cần xây dựng lộ trình và hướng dẫn cho doanh nghiệp, người dân thực hiện để giảm thiểu sức ép về môi trường trong lĩnh vực xử lý, thu gom dầu nhớt thải.
Năm 2014, có khoảng 370.000 tấn dầu nhớt được tung ra thị trường và 100% số này đều là dầu nhớt nhập khẩu; 70% số dầu nhớt nói trên sẽ biến thành dầu nhớt thải và nguy cơ cho môi trường như tạo ra các vùng "đất chết", vùng "nước chết", các loại bệnh tật lây nhiễm cho cả người và gia súc, gia cầm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận