17/05/2013 07:30 GMT+7

Cần thật nhiều những lễ tri ân như thế

TT - Đọc bài viết “Nước mắt rơi ở lễ tri ân”, tôi cũng rơi nước mắt vì buồn. Thật buồn cho bản thân mình trước may mắn của các bạn trẻ học sinh Trường THPT Đa Phước, Bình C

H4ip96el.jpgPhóng to
Những đôi mắt đầy lệ của học sinh lớp 12 Trường THPT Đa Phước, huyện Bình Chánh (TP.HCM) trong lễ tri ân và trưởng thành tại trường sáng 11-5-2013 - Ảnh: Như Hùng

Mới đây thôi, cha tôi vì bệnh ung thư đã rời xa mãi mãi. Tôi đã rơi vào trường hợp mà thầy hiệu phó Nguyễn Văn Hiền đã giả định trong ngày các bạn tri ân công dưỡng dục của mẹ cha, rằng hãy tưởng tượng một buổi trưa chiều nào đó về đến nhà, bước vào ngôi nhà hoàn toàn im lìm trống trải, cha mẹ không còn, mình sẽ cảm thấy thế nào...

Tôi nhớ ngày đầu tiên chôn cất cha xong tôi trở lại nhà, áo cha còn treo trên mắc, ly nước cha uống dang dở, cặp kính cha đeo... tôi thấy chân mình như chôn chặt vào đất, trái tim mình không còn đập nổi, đời sống bên ngoài như đang reo vui với tất cả mọi người mà căn nhà chỉ còn mẹ già và tôi sao quá đơn côi...

Các bạn học sinh thật may mắn khi lời thầy nói mới là giả định. Cha chết, tôi nhớ ra, đã quá lâu - từ khi mình trưởng thành thì phải, mình lao theo cái gọi là xây đắp tương lai mà quên nhớ về những ngày xưa cũ, những ngày cha “lẽo đẽo” theo chân tôi từng bước vào đời, cha bày cho đọc sách, kể chuyện, cha dẫn đi cắm trại, đi thi, đi tìm nhà trọ, vào bệnh viện, đi nhận học bổng, lãnh giải thưởng... Cha tự hào về những trải nghiệm của tôi biết bao nhiêu. Cha theo sát đến mức tôi nhiều khi phản ứng khó chịu, tôi nài nỉ cha hãy “xa con ra chút đi”, đôi khi tôi xấu hổ vì cha hay khoe tôi với mọi người...

Cho đến ngày bệnh viện báo cha bị ung thư, tôi điên loạn suy sụp như một người không còn biết bắt đầu và tiếp diễn thế nào. Bao nhiêu lời yêu thương, biết ơn tôi chưa nói kịp, trong hai năm chiến đấu chữa trị cùng cha, bao lần tôi muốn nói nhưng rồi tôi và cha đều cảm thấy không đủ sức nói ra những lời chẳng khác nào ly biệt tiễn đưa nhau, nên tôi đành cất lại.

Cha nằm trên giường bệnh nhưng vẫn không nguôi tự hào về con mình, cha khoe với các cô y tá tôi từng học hành chăm ngoan và lớn lên có việc làm ổn định... Chưa bao giờ tôi mong được cha tự hào và cảm thấy vui khi cha khoe về mình như vậy. Tôi không nhớ mình đã khóc bao nhiêu lần ở hành lang bệnh viện khi biết rõ mình sẽ mất cha một ngày gần nhất.

Nước mắt rơi trước thì sẽ đỡ rơi sau, lời cảm ơn được nói ra trước thì lòng hối tiếc mai này sẽ ngắn lại. Các bạn học sinh đã khóc khi nghĩ đến mẹ cha tôi tin sẽ bớt đi những việc làm cha mẹ buồn lòng, trong mỗi ngày mình sống. Ai rồi cũng tiếc thương cha mẹ nhưng đối với tôi, tiếc thương trong một cảm xúc thế nào về cách đối đãi của mình với cha mẹ thật quan trọng quá. Các bạn thật may mắn vì đã có những nhà trường nhân văn nhắc nhớ một điều không nên sai lầm trong suốt cuộc đời mình: đó là lòng biết ơn cha mẹ.

Cần có thật nhiều những buổi lễ tri ân như thế, không phải chỉ cho học sinh cấp III, mà còn cho những cấp học nhỏ hơn, cho cả những lứa tuổi lớn hơn, trong những tập đoàn, công ty, xí nghiệp.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    N\u01b0\u1edbc m\u1eaft r\u01a1i \u1edf l\u1ec5 tri \u00e2n\u201d, t\u00f4i c\u0169ng r\u01a1i n\u01b0\u1edbc m\u1eaft v\u00ec bu\u1ed3n. Th\u1eadt bu\u1ed3n cho b\u1ea3n th\u00e2n m\u00ecnh tr\u01b0\u1edbc may m\u1eafn c\u1ee7a c\u00e1c b\u1ea1n tr\u1ebb h\u1ecdc sinh Tr\u01b0\u1eddng THPT \u0110a Ph\u01b0\u1edbc, B\u00ecnh C" />