Kỷ niệm 50 năm ký kết hiệp định Geneva:
Phóng to |
Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng đang chủ trì họp báo quốc tế tại Geneva ngày 19-7-1954 |
Chia sẻ với các nhà lão thành cách mạng, Phó thủ tướng Vũ Khoan nhắc lại thắng lợi tại Geneva 1954 là “lần đầu tiên ngoại giao VN bước lên vũ đài quốc tế, và đây cũng là lần đầu tiên chúng ta vận dụng vừa đánh vừa đàm”. Phó thủ tướng cũng gợi ý các nhà nghiên cứu lịch sử tiếp cận sâu hơn những kho tư liệu gốc của một số nước khác tham dự Hội nghị Geneva, đặc biệt của Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc, để “soi rọi rõ hơn về các vấn đề, các khía cạnh còn bỏ ngỏ” xung quanh hội nghị.
Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Dương Trung Quốc nhận định: “Quan điểm cho rằng ta xứng đáng có được những điều khoản có lợi hơn những gì đã thỏa thuận ở Geneva là không sai, nhưng nếu nhìn nhận hiệp định ấy trong toàn cục của thế giới vào thời điểm cuộc chiến tranh ở Đông Dương cũng như mọi cuộc xung đột khác lúc này đã bị cuốn vào xu thế quốc tế hóa thì phải nhìn nhận rằng đó là một thắng lợi lớn, phản ánh đúng tương quan giữa các bên có liên quan”.
Ông Hà Văn Lâu - nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao, tham gia đàm phán Geneva - khẳng định lại “thắng lợi của Hiệp định Geneva năm 1954 đã cho ta có thời gian tương đối hòa bình để xây dựng miền Bắc thành một hậu phương lớn cho miền Nam”, đưa đến Hiệp định Paris năm 1973, tạo điều kiện giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Xét trên bình diện quốc tế, Hiệp định Geneva là một sức mạnh chính nghĩa, cổ vũ nhân dân Á Phi, Mỹ Latin trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận