30/05/2024 09:08 GMT+7

Cân nhắc chuyện thu quỹ phụ huynh liên hoan cuối năm

TỐ OANH
và 1 tác giả khác

Bài viết "Mỗi lần bàn bạc về việc đóng quỹ, sợ nhất "phụ huynh cá biệt"" (Tuổi Trẻ Online ngày 27-5-2024) nhận được nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Ở nhiều trường tại TP.HCM, kinh phí khen thưởng cho học sinh cũng cần sự chung tay của phụ huynh - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Ở nhiều trường tại TP.HCM, kinh phí khen thưởng cho học sinh cũng cần sự chung tay của phụ huynh - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

"Tôi nghĩ cha mẹ nào cũng muốn điều tốt đẹp nhất cho con mình, không ai muốn con phải mặc cảm.

Vấn đề ở đây là khoản phí phải đóng góp, nếu bạn có thu nhập cao thì 100.000 - 200.000 đồng có thể coi là nhỏ, nhưng những người có thu nhập thấp thì lại là chuyện khác", bạn đọc có nick Tho nêu ý kiến.

Bạn đọc Hoa Gió có ý kiến: "Tôi thường thấy những người không đóng tiền cho con là những người có tiền nhưng không thích đóng, trong khi nhiều phụ huynh khó khăn vẫn cố gắng đóng".

"Có những phụ huynh hay nêu ý kiến trái chiều, điều này cũng tốt nếu lý lẽ của họ thuyết phục, cũng để nhiều người suy nghĩ thêm và hành động đúng hơn", bạn đọc có nick Coc bày tỏ.

Bạn đọc có nick cong****@gmail.com cho rằng: "Nói thẳng thì nhiều phụ huynh khó chịu với quỹ là vì họ không hiểu nên chưa chia sẻ được với các hoạt động cho các con cần kinh phí nhưng ngân sách nhà nước không chi hết được".

Bạn đọc Anh Vũ nhìn ở góc tích cực: "Là một phụ huynh, tôi nhận thấy nếu hội phụ huynh đoàn kết, thấu hiểu nhau, lớp đó rất vui".

Theo bạn đọc có nick KhachQuan: "Cũng nên ủng hộ việc ăn uống vui chơi của các con nhưng tổ chức đúng thời điểm thì tốt hơn.

Ví dụ như tiệc chia tay ở năm cuối cấp và chuyển trường thì ý nghĩa cao hơn, thực tế hơn... Còn cứ như phong trào cứ cuối năm nên liệu cơm gắp mắm, không nên tốn kém không đúng chỗ và thật sự cũng không cần thiết vì cả lớp năm sau vẫn học chung với nhau".

Quan trọng là tiền đã chi vào việc gì

Sau mỗi đợt họp phụ huynh lại nghe đây đó có sự than phiền của phụ huynh về số tiền đóng quỹ. Mọi người thường nói về số tiền đã đóng, nhưng không nói (hoặc không nói đầy đủ) về việc vì sao đóng và tiền đóng góp đã và sẽ chi dùng vào việc gì.

Có thể nhiều người không biết hoặc không quan tâm đến hiệu quả sự đóng góp của mình, nhưng mọi sự ta thán đều có thể khiến việc đóng góp thêm phần nặng nề.

Theo tôi, số tiền cần đóng ít hay nhiều tùy thực tế từng lớp, từng trường, từng địa phương. Đóng bao nhiêu cũng có thể được xem là chính đáng và cần thiết nếu số tiền đó được chi dùng đúng mục đích và hữu ích.

Nói chung, hầu hết các khoản chi dùng đều cho con (trừ một số trường hợp cá biệt chi sai). Đây không gọi là các khoản bắt buộc, nhưng vì con phụ huynh đều chung tay.

Chuyện thu chi tiền nong giữa người lớn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến các con nếu có những lấn cấn không được giải quyết kịp thời.

Những trường hợp phụ huynh có khó khăn hoặc có lý do riêng cũng nên trao đổi với ban đại diện để mọi người cùng bàn bạc, chia sẻ. Chuyện nhỏ đừng biến thành to, ồn ào không đáng và không có lợi, trước nhất cho con mình.

Mỗi lần bàn bạc, đóng quỹ, sợ nhất Mỗi lần bàn bạc, đóng quỹ, sợ nhất 'phụ huynh cá biệt'

Nhiều giáo viên và phụ huynh chia sẻ rằng họ sợ nhất là 'phụ huynh cá biệt' đưa ra ý kiến phản đối số đông, bởi rất khó để xử lý hài hòa.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên