Học sinh diễn hoạt cảnh trong giờ học liên môn văn-sử của thầy Nguyễn Viết Đăng Du và cô Nguyễn Thị Thu Thủy, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Theo ông Phúc, Chính phủ Việt Nam coi phát triển giáo dục - khoa học là ưu tiên hàng đầu. Bằng chứng là Việt Nam đã dành 20% ngân sách chi cho giáo dục hằng năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thì giáo dục và đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Vì vậy, rất cần một cuộc cải cách đối với giáo dục Việt Nam.
Thực tế, Việt Nam đang thực hiện quyết liệt việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, từ đào tạo, tập huấn giáo viên, đến đổi mới chương trình, sách giáo khoa… với nỗ lực cao nhất để chuẩn bị cho nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.
Diễn đàn là cơ hội để các nước thành viên APEC cùng trao đổi, hợp tác, hướng đến đổi mới nền giáo dục tương lai, kiến tạo động lực mới, tăng cường khả năng tuyển dụng.
Các chuyên gia khẳng định nguồn nhân lực ở tất cả các nước trên thế giới đang đứng trước thách thức cạnh tranh mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, có một lực lượng lao động không nhỏ có nguy cơ bị thay thế bởi các thành tựu của tự động hóa.
PGS.TS Lê Anh Vinh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, nhấn mạnh đến nguy cơ bị thay thế của những lao động làm việc "như cái máy", với những công việc, thao tác lặp đi lặp lại, thiếu động lực đổi mới và ít sáng tạo.
Vì thế, "nếu trong giáo dục, chúng ta vẫn cứ dạy như một cái máy, học như một cái máy thì có thể chúng ta cũng sẽ bị thay thế".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận