LTS: Trong diễn đàn kỳ trước, Câu chuyện cuộc sống đặt ra vấn đề cần một bộ quy tắc ứng xử cho nghề giáo để làm “hàng rào” cho mối quan hệ thầy - trò. TTCT nhận được nhiều phản hồi của “người trong cuộc”. Sau đây là những ý kiến tiêu biểu, xin trích giới thiệu... Minh họa: Ry Nguyễn Đã đến mức báo động Ở trường tôi, ngoài việc dạy trẻ cách ứng phó với thực trạng người lớn xâm hại tình dục trẻ em, ban giám hiệu trường thường xuyên nhắc nhở giáo viên trong các cuộc họp hội đồng sư phạm. Tôi thường lấy những câu chuyện đau lòng ở trên báo kể cho các giáo viên nghe và hỏi: “Các thầy cô đã nghe chuyện này chưa?”, “Các thầy cô có đọc bài báo sáng nay không?”. Sau đó thì lưu ý giáo viên nên cẩn thận, chừng mực với học trò, nhất là giáo viên nam đối với học sinh nữ. Trẻ ở lứa tuổi tiểu học nhiều em ngây thơ, dễ thương - nhiều thầy cô thích cưng nựng học trò nhưng hành động này lại rất dễ gây hiểu lầm cho trẻ và phụ huynh. Thật ra, những vụ việc thầy giáo sàm sỡ học sinh chỉ là một vài trường hợp cá biệt mà thôi. Tuy nhiên, thời gian gần đây các phương tiện truyền thông đã phản ánh liên tục về tình trạng này. Tôi cho rằng tình trạng đã đến mức báo động, các cấp quản lý cần quan tâm nhiều hơn và nếu có một bộ quy tắc ứng xử giữa giáo viên với học trò thì quá tốt. Có thể mới nghe nhiều người sẽ khó chịu bởi nghề giáo đa số thầy cô đều mẫu mực, đạo đức. Nhưng trên thực tế vẫn có những “con sâu”. Thế thì bộ quy tắc ứng xử chính là “cánh cổng” vững chắc khiến cho những “con sâu” phải dừng lại đúng lúc. Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 9, TP.HCM (đề nghị không nêu tên) Chúng tôi không yên tâm Xin nói thật là với bối cảnh xã hội như bây giờ, chúng tôi cho con đi học nhưng không yên tâm. Mặc dù con tôi là con trai nhưng bé trai bây giờ cũng có thể bị xâm hại. Con tôi thích dạo quanh trường sau giờ học, tôi phải dặn con đợi bố đến dẫn đi vì tôi rất lo. Chuyện thầy giáo nam thì tôi không dám nghĩ đến nhưng báo chí đã đăng các trường hợp: bảo vệ, học sinh lớp lớn hơn tấn công tình dục học sinh nhỏ hơn... Do đó, tôi mong mỏi nhà trường phải có một quy định, quy chế hay quy tắc gì đó về việc ứng xử giữa thầy cô giáo với học sinh và quy chế này được hiện thực hóa thành văn bản để tất cả giáo viên, nhân viên trong trường học phải tuân theo. Người Việt Nam ta có truyền thống hay ôm hôn, nựng nịu trẻ em. Nhưng trong môi trường học đường, tôi nghĩ không nên duy trì truyền thống này, rất dễ tạo điều kiện cho cái xấu nảy sinh. Chưa kể học sinh bây giờ thường dậy thì sớm, tuy lớn xác nhưng đã ý thức gì nhiều về giới tính đâu. Nếu không có quy định rõ ràng thì các em rất dễ bị lợi dụng. Ông Vũ Hoàng Nam (phụ huynh có con đang học lớp 3 tại quận 1, TP.HCM) Không biết sao cho đúng Tôi cũng công tác trong ngành giáo dục nên hiểu khá rõ tình hình chung là đa số các thầy cô đều tốt, có gần gũi nhưng rất giữ gìn cho học trò. Thế nhưng, học sinh lại rất hồn nhiên. Chúng mà thích thầy là chạy ào đến ôm thầy tỉnh bơ. Tôi có một anh đồng nghiệp vẫn còn độc thân, thầy dạy rất hay và nhiều học sinh nữ “mê” thầy, thích nói chuyện với thầy, có em còn táo bạo nhờ thầy đưa về nhà vì “xe em hư” nữa. Anh này rất mệt mỏi với những chuyện đó, nếu không cẩn thận dễ bị mang tiếng và bị kỷ luật. Mỗi lần nói chuyện, anh thường than thở với chúng tôi rằng: “Phải chi có một quy tắc nào đó về cách ứng xử, sự thân mật, gần gũi giữa thầy và trò thì tôi đỡ khổ”. Bởi trong nhiều tình huống, anh thường băn khoăn “không biết phải làm thế nào cho đúng”. Ngay cả con gái tôi, năm nay đã học lớp 7 nhưng cũng rất hồn nhiên, thích ôm vai, bá cổ thầy để chụp hình đưa lên Facebook. Tôi cho rằng những trường hợp như thế là không được, dù người thầy giáo muốn làm bạn với học trò nhưng phải là người bạn lớn, phải có một khoảng cách nhất định chứ không thể “cá mè một lứa”. Do vậy, nếu ngành GD-ĐT có một bộ quy tắc về vấn đề này thì rất tốt. Trong bộ quy tắc cần nêu rõ ràng, cụ thể những việc giáo viên không được làm đối với học sinh trong lớp học và ngoài đời; những việc học sinh không được làm đối với thầy cô... Nếu có bộ quy tắc này, tôi dạy con sẽ dễ hơn rất nhiều chứ không như bây giờ: cháu thường bảo tôi là cô giáo khó tính. Bà Như Yến (phụ huynh có con học lớp 7 tại quận 11, TP.HCM) Tags: Xâm hại tình dụcXâm hại tình dục trẻ emNgười lớn sai gìBộ quy tắc ứng xử
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Ông Phan Văn Mãi: TP.HCM phải 'đá tiền đạo' khi đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình THẢO LÊ 23/12/2024 Ví như một đội bóng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi xác định TP.HCM phải nằm trong đội hình chính và có vai trò đá tiền đạo.
Quyền lực của tỉ phú Elon Musk lớn cỡ nào? DUY LINH 23/12/2024 Sự kết hợp giữa tỉ phú Elon Musk và Tổng thống đắc cử Donald Trump đang bắt đầu tạo ra những cơn sóng làm chao đảo chính trường Mỹ.
Sáng nay 20 độ C, người dân TP.HCM khoác áo ấm ra đường LÊ PHAN 23/12/2024 Sáng nay 23-12, thời tiết TP.HCM lạnh, nhiệt độ giảm mạnh, người dân cảm nhận được cái lạnh rõ rệt dù trời có nắng.
Xe buýt lao qua đường tông xe máy và xe đạp, hai người nhập viện MINH HÒA 23/12/2024 Sáng 23-12, xe buýt chạy trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh, TP.HCM) bất ngờ lao qua làn đường ngược lại tông xe máy và xe đạp.