Phóng to |
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh (phải) thị sát công trình hạ tầng cảng Bãi Vòng và cảng An Thới - Ảnh: K.Nam |
Về mô hình tổ chức chính quyền, ông Lịch đồng tình với đề xuất chính quyền đặc khu trực thuộc trung ương, nhưng chỉ tổ chức một cấp chính quyền tinh gọn, không rườm rà và phải dựa trên cơ sở một cơ quan dân cử đủ mạnh để thực hiện chức năng tự quản rất cao của một đặc khu.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng cơ sở hạ tầng Phú Quốc đã tương đối hoàn chỉnh, có cảng biển, sân bay quốc tế nhưng về mặt hành chính vẫn chỉ là một huyện nông thôn thuộc tỉnh Kiên Giang là không phù hợp. Ông Thể đề xuất chính phủ xem xét khả năng bỏ qua giai đoạn nâng cấp Phú Quốc lên đô thị loại II trực thuộc tỉnh để triển khai ngay lộ trình nâng huyện đảo Phú Quốc lên thẳng đặc khu.
Theo TS Trần Du Lịch, cần có lịch trình cụ thể cho đề án và phải xây dựng một luật riêng áp dụng cho đặc khu Phú Quốc.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đề nghị bổ sung luật đặc khu vào chương trình làm việc của Quốc hội. “Nếu bổ sung ngay, tới cuối nhiệm kỳ này (năm 2016) hoặc đầu nhiệm kỳ sau mới có thể có luật đặc khu, rồi còn hệ thống các văn bản dưới luật cần phải ban hành” - Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nói.
Ông Nguyễn Thanh Sơn - bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang - cũng cho rằng không nên quá cầu toàn đòi hỏi phải có một cơ chế hoàn chỉnh mà quan trọng là phải xác định những việc cần làm trước để Phú Quốc phát triển nhanh. Ông Sơn đồng ý với phương án báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội kiến nghị sớm xây dựng luật riêng cho đặc khu Phú Quốc.
Phát biểu kết luận hội thảo, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh - trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ - khẳng định “yêu cầu quan trọng đối với đề án là phải gắn sự phát triển của Phú Quốc với sự phát triển của đất nước và quốc tế, tức là thể hiện tầm quốc tế và nhất định phải trên cơ sở đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia và đặc biệt là hội nhập quốc tế”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận