Phóng to |
Trên các trục đường giao thông đô thị ở các thành phố, thị xã... cây xanh là một hợp phần không thể thiếu. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây xanh đã chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, có khi triền miên năm tháng làm cho cây thương tật, không thể nào tránh khỏi một số cây bị bọng ruột, thối gốc, nghiêng cây... Một khi đã tổn thương như thế, các loại nấm bệnh, côn trùng lại có cơ hội “đục nước béo cò”, ngày càng gây tổn thương cây, từ đó lắm khi chỉ một cơn gió vừa phải đi qua kết hợp với trọng lực của nước mưa, một cành cây lớn sẽ lìa thân, thậm chí cả một cây cổ thụ trốc gốc ngã rạp.
Để hạn chế những thiệt hại bất ngờ do cây xanh gây ra, theo tôi, các cơ quan quản lý cây xanh đô thị cần cơ cấu một kỹ sư lâm nghiệp đảm trách chức năng “bác sĩ cây xanh”, định kỳ thăm khám, chẩn đoán những tổn thương của cây, kịp thời đề ra biện pháp kỹ thuật thích hợp như mé cành, tỉa tán, hạ độ cao, cắt bỏ cành thương tật, bêtông hóa gốc rỗng, ruột bọng... Được thế, không những sẽ hạn chế trường hợp gây tai nạn đáng tiếc mà còn giúp cây xanh sống khỏe, gia tăng tuổi thọ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận