Phóng to |
Xạ trị ung thư cho bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy |
BS Phan Thanh Hải, giám đốc Trung tâm Chẩn đoán y khoa (Medic), TP.HCM :
Dấu ấn ung thư
* Được biết ở Medic hiện nay có các xét nghiệm (XN) tìm “dấu ấn ung thư”. Xin bác sĩ giải thích rõ thêm về khái niệm “dấu ấn ung thư”?
- Dấu ấn ung thư, dịch từ chữ “cancer markers”, là dấu hiệu sinh học có trong máu người bệnh đang có tế bào ung thư phát triển. Vấn đề là làm sao phát hiện chất này vốn được tiết ra từ khối tế bào hình thành nên khối ung thư đó khi khối u còn nhỏ, đem so với nồng độ có trong cơ thể con người bình thường - được xác định là nồng độ bình thường của một nhóm người bình thường, không bị ung thư. Vì vậy, ý nghĩa của dấu ấn ung thư là nồng độ của chất sinh học trong máu (thường là protein) được tiết ra nhiều hơn so với người bình thường.
* Khi phát hiện được “dấu ấn ung thư” thì bệnh đang trong giai đoạn nào? Có trường hợp nào đã chớm bệnh nhưng xét nghiệm cho kết quả âm tính không?
- Dấu ấn ung thư là chỉ báo, như là dấu ấn của bước chân ung thư mà ta lần theo để tìm ra ung thư ở đâu, có hay không. Vì dấu ấn là định lượng chất sinh học trong máu nên có thể thay đổi theo từng người, tuổi, chủng loại... Vì vậy các test kit định lượng dấu ấn ung thư phải dựa theo độ nhạy của test kit, nồng độ giới hạn âm tính để xác định khi nào là test dương tính. Vì là định lượng nên nó tùy thuộc số tế bào ung thư tiết ra...
Khi số tế bào đông thì nồng độ cao, và còn một yếu tố rất quan trọng là tế bào ung thư đó có tiết ra chất đó không! Vì vậy, khi phát hiện nồng độ cao chưa hẳn là ung thư, còn xét nghiệm âm tính (vì nồng độ ít) cũng chưa hẳn là không có ung thư mà có thể ở giai đoạn sớm. Cho nên chẩn đoán ung thư phải được bác sĩ có trình độ chuyên khoa bàn luận dựa theo bối cảnh lâm sàng.
Dấu ấn ung thư có các ý nghĩa sau: + Phát hiện, định hướng, chỉ báo nghi ngờ ung thư+ Xác nhận bản chất khối u+ Định lượng loại ung thư+ Theo dõi kết quả điều trị sau mổ, sau hóa trị, xạ trị...+ Tìm tái phát, di căn... một trường hợp ung thư sau điều trị
* Xét nghiệm này có giúp phát hiện sớm hơn những phương pháp khác như PAP (trong phát hiện ung thư cổ tử cung- tử cung), nội soi (các loại ung thư dạ dày, trực tràng...) hay X quang...?
|
* Xin bác sĩ cho biết những người nào cần làm loại xét nghiệm này? Người có nhiều khả năng mắc bệnh (như có người thân trong gia đình bị ung thư...) hay tất cả mọi người đều nên làm? Trẻ em có cần xét nghiệm này? Có cần xét nghiệm định kỳ?
- Những người cần làm xét nghiệm này gồm:Muốn phát hiện sớm (tương đối): làm khi khám sức khỏe định kỳ, nhất là ở lứa tuổi có tỉ lệ ung thư cao (trên 50 tuổi). Những người này nên làm xét nghiệm một năm/lần.
Khi có dấu hiệu lâm sàng bất thường: gầy ốm, rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện...
Người có người thân trong gia đình bị ung thư (được xem là trong nhóm có nguy cơ cao).
Trẻ em không cần làm định kỳ mà chỉ làm khi có dấu hiệu lâm sàng.
* Đã có bao nhiêu người đến làm xét nghiệm này tại Medic? Những người này thường ở độ tuổi nào, thuộc giới nào nhiều nhất? Xét nghiệm là do bác sĩ chỉ định hay tự làm?
- Tại Medic hiện chỉ có những người có yêu cầu và có sự am hiểu đến làm xét nghiệm dấu ấn ung thư. Chi phí còn cao, khoảng 50.000 đồng/xét nghiệm, nếu làm hết các dấu ấn khoảng 500.000 đồng. Vừa qua có một số trường hợp đau lòng.
Như một bệnh nhân trên 50 tuổi là tổng giám đốc một công ty lớn, bị viêm gan siêu vi B lâu ngày mà không quan tâm đo dấu ấn ung thư gan (AFP). Đến khi người bệnh ho ra máu mới phát hiện là ung thư gan thì đã di căn lên phổi, đo AFP 1.000ng/ml (bình thường AFP < 10ng/ml). Lúc đó ông đi nước ngoài chữa trị và cũng không sống quá sáu tháng. Chỉ vì bác sĩ chăm sóc sức khỏe của ông không biết đến hay không muốn tìm ra bệnh!
Trên thực tế, tuy xét nghiệm dấu ấn ung thư có tìm ra được nhiều vấn đề sớm nhưng cũng có thể gây hoang mang cho nhiều bệnh nhân, vì họ không biết giải thích, xử trí ra sao khi chỉ báo là dương tính mà đi tìm ung thư thì không thấy. Nhiều người “lành” đó cũng trở nên “bệnh” vì bị ám ảnh. Vì vậy xét nghiệm dấu ấn ung thư phải được một BS chuyên khoa ung bướu lượng giá, phân tích và tư vấn đến nơi đến chốn.
Trong tương lai, các xét nghiệm dấu ấn ung thư có khuynh hướng phát triển đến việc tìm ra trong các gen của tế bào các sai loạn của chuỗi gen. Đó sẽ là chỉ báo phát hiện ung thư rất sớm so với kỹ thuật hiện nay.
* Từ thực tế này, xin bác sĩ cho một lời khuyên?
- Thái độ hữu hiệu nhất cho phòng chống ung thư là đối diện với sự thật, chủ động phát hiện vì ung thư là kẻ sát nhân giấu mặt. Để đến khi kẻ sát nhân lộ diện thì ta không còn cơ hội thoát hiểm. Khi có kết quả xét nghiệm dương tính cần bình tĩnh, làm lại một lần nữa vào tháng sau. So hai kết quả và tìm một bác sĩ chuyên khoa ung bướu để tư vấn. Hoặc có thể gửi về e-mail tư vấn (miễn phí) của Medic (ttmedic @hcm.vnn.vn.) theo mẫu sau: Tên họ, tuổi, có triệu chứng gì bất thường? Kết quả xét nghiệm dấu ấn ung thư lần 1, lần 2...
Các trang web tham khảo: www.spendloveresearch.org/resea/researchpages/tumor cancer types.htm; www.iptcancer.com
9 dấu hiệu báo động về ung thư
Người nào có một trong chín dấu hiệu báo động về ung thư nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ung bướu ngay và càng sớm càng tốt:
1.Vết loét lâu liền;
Phóng to |
3. Chậm tiêu, khó nuốt;
4. Thay đổi thói quen bài tiết phân, nước tiểu;
5. U ở vú hay trên cơ thể;
6. Hạch to lên không bình thường;
7. Chảy máu, dịch bất thường ở âm đạo ngoài kỳ kinh;
8. Ù tai, nhìn lệch;
9. Gầy sút, thiếu máu không giải thích được.
Ngoài chín dấu hiệu cảnh báo trên, nên đi khám định kỳ một năm một lần nhằm phát hiện các ung thư thường gặp như ung thư vú, cổ tử cung ở nữ giới, phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng, vòm... ở nam giới.
10 xét nghiệm “dấu ấn ung thư”
1. Dấu ấn AFP (Alpha Feto Protein): là chất protein có ở bào thai. Nếu phát hiện có trong máu người bệnh thì có thể có hai lý do, là ung thư gan (HCC) nguyên phát và ung thư tinh hoàn (ở đàn ông).
2. Dấu ấn CEA (Carcino Embryonic Antigen): là chất protein tiết ra từ tế bào ung thư đường tiêu hóa (dạ dày, ruột..) và cuống phổi.
3. Dấu ấn CA 19-9: chỉ định cho ung thư tụy và đường tiêu hóa.
4. CA 15-3: chỉ định cho một số lớn loại ung thư vú.
5. CA 125: chỉ định cho ung thư buồng trứng.
|
7. PSA (Prostate Specific Antigen): để xác nhận ung thư tiền liệt tuyến.
8. Ferritine: trong bệnh lý ung thư hạch.
9. SCC (Squamous Cell Carcinoma): trong loại ung thư tế bào vẩy như ung thư cổ tử cung, ung thư phổi tế bào vẩy, ung thư miệng...
10. Các dấu ấn khác (ít thông dụng hơn):
a) TGA (Calcitonin Thyroglobuline Antigen ): để tìm ung thư tuyến giáp.
b) NSE (Neuron Specific Endolase): trong ung thư tế bào phổi nhỏ.
c) PAP (Prostate Acid Phosphatase) trong viêm tiền liệt tuyến.
Người đến xét nghiệm không cần nhịn đói. Có thể lấy máu bất cứ lúc nào, do vậy nên đến vào buổi chiều tối sẽ vắng người hơn và không phải chờ đợi. Có thể tự xin làm xét nghiệm không cần chỉ định của bác sĩ.
Ngoài Medic (TP.HCM) tại Bệnh viện đa khoa Tràng An, Hà Nội cũng có các xét nghiệm tìm dấu ấn CA 15-3, CA 125.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận