25/09/2024 17:23 GMT+7

Cận cảnh nông dân Cà Mau săn rắn mùa nước nổi để cải thiện thu nhập

Cà Mau không có mùa nước nổi ngập tràn các cánh đồng, nhưng nhờ lượng mưa tập trung nhiều vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch nên có môi trường thuận lợi cho các loài rắn phát triển, trong đó có rắn bông súng.

Những nông dân tay không bắt rắn ở xứ Cà Mau - Ảnh 1.

Nhanh tay, tinh mắt là yếu tố tiên quyết để bắt được nhiều rắn bông súng - Ảnh: THANH HUYỀN

Trời sụp tối, xuồng của anh Lê Tài Thủ, ở TP Cà Mau, lại lân la khắp vuông của mình để tìm bắt rắn bông súng. Anh Thủ cho biết mùa này rắn bông súng mập ú, sau mỗi cơn mưa là rắn trồi lên mặt nước bám vào các bụi bông súng, cây cỏ nên rất dễ bắt.

Cận cảnh nông dân Cà Mau săn rắn mùa nước nổi để cải thiện thu nhập - Ảnh 3.

Từng kẽ lá bông súng được soi kỹ, xuồng phải bơi thật nhẹ nhàng thì rắn mới không phát hiện và lặn xuống đáy kênh - Ảnh: THANH HUYỀN

Rắn bông súng thuộc loài rắn sống dưới nước, không độc, phần lưng thường có màu đen hoặc vàng tùy theo màu nước, phần bụng thường có màu trắng. Chỉ cần một số dụng cụ đơn giản như đèn pin, bọc đựng rắn… mỗi đêm một người có thể soi từ 2kg đến 4kg rắn, bán được hơn 500.000 đồng.

Rắn bông súng dễ nhận biết nhưng bắt rắn bằng tay không phải ai cũng làm được, mà đòi hỏi người bắt phải có nhiều kinh nghiệm như: Nhanh nhẹn và nhẹ nhàng để rắn không cắn vào tay.

Rắn bông súng to nhất thường chỉ đạt trọng lượng khoảng 300 gam, và được mua với giá khoảng 250.000 đồng/kg.

Rắn bông súng thịt mềm, ngọt và thường được chế biến thành các món như rắn luộc sả, kho sả ớt, nướng trui hoặc xào với lá nhàu, lá cách….

Những nông dân tay không bắt rắn ở xứ Cà Mau - Ảnh 4.

Có những khi rắn mê săn mồi lội trên mặt nước, rất dễ bắt - Ảnh: THANH HUYỀN

Những nông dân tay không bắt rắn ở xứ Cà Mau - Ảnh 6.

Rắn thường nằm bất động trên các nhánh cây nhỏ trên mặt nước để rình mồi - Ảnh: THANH HUYỀN

Cận cảnh nông dân Cà Mau săn rắn mùa nước nổi để cải thiện thu nhập - Ảnh 6.

Anh Lê Tài Thủ lựa chọn các con rắn to mới bắt, những con nhỏ sẽ được thả lại. Dù rất cẩn thận để bắt rắn, nhưng việc rắn cắn vào tay là điều khó tránh khỏi - Ảnh: THANH HUYỀN

Những nông dân tay không bắt rắn ở xứ Cà Mau - Ảnh 9.

Nhờ công việc bắt rắn đêm mà nhiều người dân vùng vuông nuôi tôm ở Cà Mau có thêm thu nhập vài trăm ngàn mỗi đêm - Ảnh: THANH HUYỀN

Cận cảnh nông dân Cà Mau săn rắn mùa nước nổi để cải thiện thu nhập - Ảnh 9.

Anh Lê Tài Thủ khoe chiến lợi phẩm hơn 2kg rắn sau gần 2 giờ bắt - Ảnh: THANH HUYỀN

Những nông dân tay không bắt rắn ở xứ Cà Mau - Ảnh 12.

Rắn được bỏ trong các túi lưới để bán cho các vựa, chỉ cần có nước, rắn sẽ sống được hơn 10 ngày - Ảnh: THANH HUYỀN

Những nông dân tay không bắt rắn ở xứ Cà Mau - Ảnh 13.Thanh niên hoảng hồn khi trổ tài tay không bắt rắn

Chàng trai bị một phen hú hồn khi đang túm đuôi con rắn quay tròn thì bất ngờ con vật vắt lên cổ.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên