Phóng to |
Cổng sắt của trường gỉ sét, mất hết song sắt |
Trường cũ, không có tiền sửa
Trường THCS Long Hiệp (huyện Minh Long) có hơn 170 học sinh bốn khối lớp 6, 7, 8, 9 nằm ngay giữa thị trấn Minh Long, đường giao thông rất thuận tiện. Song khi đi vào ngôi trường, vẻ cũ kỹ hiện lên rõ rệt. Cổng lớn vào trường bằng sắt đã gỉ sét, bung toàn bộ song sắt của cổng. Một cán bộ hành chính trường đang trực cho hay cánh cổng đã bị mục từ lâu nhưng chưa có kinh phí sửa chữa.
Tại buổi giám sát của đoàn công tác HĐND tỉnh Quảng Ngãi ngày 5-6, hầu hết các thành viên trong đoàn giám sát “khó tin” với một công trình nhà vệ sinh chỉ 29m2 nhưng lại có giá đầu tư cao chót vót gần... 600 triệu đồng. |
Chỉ tay ra sân trường rộng nhưng đầy đất cát, ông nói sân trường chưa đổ bêtông nên mùa hè bụi bặm, mùa mưa học sinh lại lội bì bõm.
Nhìn quanh hai dãy nhà vừa làm khu giám hiệu, vừa là lớp học, phòng họp, phòng bộ môn… tường ngả màu cũ kỹ, lớp vữa tường nhà một số nơi bong tróc, nhếch nhác. Cửa chính, cửa sổ một số phòng học bị mất, tháo rời ra dựng trong lớp học. Một số bàn ghế học sinh xộc xệch, cũ nát, tường phòng học bị thấm nước mưa đổ màu rêu xanh ở các góc nhà. Phòng máy vi tính để ngổn ngang, cái thì hỏng, cái thì bị tháo rời ra, bụi bặm bám quanh.
Cán bộ trên cho hay trường được xây dựng những năm đầu 2000 nên hiện một số hạng mục bắt đầu xuống cấp nhưng việc xin kinh phí sửa chữa rất khó khăn.
Duy nhất nhà vệ sinh vừa được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động hồi tháng 1-2013 còn mới, quét vôi màu vàng tươi. Nhà vệ sinh nằm sau nhà trường, cách khu lớp học khoảng 10m. Diện tích khu vệ sinh trên 30m2 được chia làm hai phòng vệ sinh nam - nữ, diện tích sử dụng của hai phòng vệ sinh chỉ trên 20m2, nền lát gạch men 40x40cm, tường cũng lát gạch men.
Phòng vệ sinh nam có bồn rửa tay, bốn bệ tiểu và một bệ xí xổm. Một số bệ đi tiểu đã ngả màu, lắp đặt sơ sài, kít keo không kỹ nên bị rỉ nước. Còn phòng vệ sinh nữ có ba bệ tiểu ngồi nhưng bất cập là các nơi đi tiểu đều… lộ thiên, không có cửa che chắn. Quan sát các thiết bị của nhà vệ sinh đều không phải là vật liệu có thương hiệu trên thị trường.
Một cán bộ ban thiết bị của Phòng GD-ĐT huyện Minh Long cho hay thông thường các trường tiểu học, THCS do huyện quản lý và cấp nguồn vốn thì đầu tư một nhà vệ sinh một trường học chỉ từ 50-70 triệu đồng, không bao giờ được cấp quá 100 triệu đồng. Khi chúng tôi hỏi một nhà thầu xây dựng để đầu tư một nhà vệ sinh với quy mô, thiết bị như trên, ông cho biết giá không quá 1/3 của 600 triệu đồng.
"Sở làm mọi thứ, trường chỉ nhận, không bình luận"
Thầy Võ Văn Vinh - hiệu trưởng trường - cho biết nhà vệ sinh là công trình do Sở GD-ĐT Quảng Ngãi ra chủ trương quy mô, thiết kế, lập dự toán, gọi nhà thầu thi công và làm chủ đầu tư, nhà trường chỉ được “chìa khóa trao tay”, theo dõi và nhận bàn giao, sử dụng. Thầy nói sau khi đưa vào sử dụng, nhà vệ sinh có một số bất cập và nhà trường đã kêu đơn vị thi công đến khắc phục.
Thầy cho biết thêm khi trường đề xuất đầu tư thì rất nhiều việc bức xúc như thiếu phòng bộ môn, phòng chức năng, công trình nước sạch, nhà vệ sinh, thiết bị dạy học, bàn ghế nhưng khi đưa lên Phòng GD-ĐT huyện, phòng trình lên Sở GD-ĐT thì được cấp kính phí xây dựng nhà vệ sinh.
Thầy Vinh nói: “Họ cho cái nào thì nhờ cái đó chứ nhà trường đâu được đòi hỏi. Nghe nói giá trị đầu tư công trình trên 600 triệu đồng nằm trong chương trình mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường". Khi được hỏi liệu kinh phí xây nhà vệ sinh lớn trong khi trường còn nhiều việc phải đầu tư và giá trị công trình có tương xứng với quy mô, chất lượng, thầy Vinh nói không thể bàn luận vì nhà trường chỉ được nhận và sử dụng.
Phóng to |
Một phòng học không có cửa ra vào |
Phóng to |
Nhà vệ sinh sau khu phòng học |
Phóng to |
Bệ ngồi tiểu phòng vệ sinh nữ sinh trống trơn, không cửa |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận