Theo báo điện tử khoa học Wired.com (Mỹ), tàu thăm dò Messenger đã chụp hình ảnh đầu tiên của bề mặt sao Thủy vào sáng hôm thứ ba (29-3); và đến hôm thứ sáu (1-4), tàu này gửi về Trái đất hơn 1.500 ảnh.
Tạp chí The New York Times (Mỹ) cho biết các nhà khoa học dựa vào các bức ảnh này để đo đạc vẽ bản đồ chi tiết bề mặt sao Thủy, đồng thời giúp họ nghiên cứu địa chất và bầu khí quyển của hành tinh nhỏ nhất hệ Mặt trời này.
Phóng to |
Điểm sáng của phần trên bức ảnh đầu tiên do tàu Messenger chụp là miệng hố Debussy có đường kính khoảng 80km. Miệng hố này được đặt theo tên của nhà soạn nhạc người Pháp Achille-Claude Debussy, sinh năm 1862 - Ảnh: NASA/Johns Hopkins |
Phóng to |
Cận cảnh miệng hố Debussy. Các nhà khoa học cho biết địa hình bề mặt sao Thủy có nhiều hố va chạm trông giống địa hình bề mặt Mặt trăng - Ảnh: NASA/Johns Hopkins |
Phóng to |
Một khu vực gần cực bắc của sao Thủy chưa từng được các nhà khoa học nhìn thấy trước đây. Mặc dù bề mặt sao Thủy có thể nóng đến 427OC nhưng tại vùng cực có nhiều hố va chạm khá sâu, tối và có nhiệt độ “đóng băng” - Ảnh: NASA/Johns Hopkins |
Phóng to |
Năm 1990, các nhà thiên văn học quan sát từ Kính thiên văn vô tuyến trên Trái đất cho rằng vài hố va chạm vùng cực sáng bất thường, liệu chúng chứa đầy băng? Dựa vào những bức ảnh mới này có thể giúp các nhà khoa học làm làm sáng tỏ trong tương lai - Ảnh: NASA/Johns Hopkins |
Phóng to |
Trong sứ mệnh dự kiến sẽ kéo dài ít nhất một năm trên quỹ đạo sao Thủy, tàu thăm dò Messenger sẽ gửi về Trái đất khoảng 750.000 bức ảnh bề mặt hành tinh này - Ành: NASA/Johns Hopkins |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận