![Cận cảnh bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara 1.200 năm tuổi - Ảnh 1. Tượng Bồ tát Tara Đồng Dương có tuổi đời 1.200 năm hiện bảo quản tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Hiếm khi công chúng được thấy tượng gốc - Ảnh: Paisarn Piammattawat, Bangkok](https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/1100/471584752817336320/2023/7/29/tuong-bo-tat-ta-ra-a-1-1690615931904409001699.jpg)
Tượng Bồ tát Tara Đồng Dương có tuổi đời 1.200 năm hiện bảo quản tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Hiếm khi công chúng được thấy tượng gốc - Ảnh: Paisarn Piammattawat, Bangkok
Bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara có tuổi đời 1.200 năm tuổi là một trong 30 cổ vật đầu tiên được công nhận bảo vật quốc gia.
Là bảo vật nên bức tượng đồng nguyên khối có chiều cao hơn 1,1m được bảo quản nghiêm ngặt trong kho. Công chúng chỉ được tiếp cận bức tượng gốc này vào những dịp đặc biệt hoặc các sự kiện ngoại giao, nghiên cứu.
Bức tượng Bồ tát Tara trưng bày ở phòng Đồng Dương của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là phiên bản tỉ lệ 1:1 được chuyên gia Úc thực hiện từ nhiều năm trước. Phiên bản này được thực hiện thiếu hai hiện vật là đóa sen và con ốc trên tay cầm.
Bức tượng có hình nữ thần đứng thẳng, hai tay cùng đưa cân xứng về phía trước.
Toàn bộ phần cơ thể phía trên được phô trần với bộ ngực căng đầy. Y phục phía dưới gồm một tấm váy dài gần đến cổ chân và tấm vải chồng bên ngoài. Khuôn mặt vuông vức, nghiêm nghị, đôi lông mày to, cong, giao nhau, mũi to, môi dày...
![Cận cảnh bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara 1.200 năm tuổi - Ảnh 2. Cảnh khai quật Phật viện Đồng Dương năm 1902. Thời điểm ấy, Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) đã tìm thấy văn bia khắc từ năm 875 cho biết có một pho tượng ở đây. Nhưng nhiều đợt khai quật họ vẫn không tìm thấy. Mãi cho đến năm 1978 những người nông dân đào đất làm gạch vô tình thấy tượng dưới lớp đất sâu 1m - Ảnh: Viện Viễn Đông Bác Cổ](https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/1100/471584752817336320/2023/7/29/16-9-hs-bao-tang-cham-da-nang-ky-2-anh-5-1690615984445486757140.jpg)
Cảnh khai quật Phật viện Đồng Dương năm 1902. Thời điểm ấy, Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) đã tìm thấy văn bia khắc từ năm 875 cho biết có một pho tượng ở đây. Nhưng nhiều đợt khai quật họ vẫn không tìm thấy. Mãi cho đến năm 1978 những người nông dân đào đất làm gạch vô tình thấy tượng dưới lớp đất sâu 1m - Ảnh: Viện Viễn Đông Bác Cổ
![Cận cảnh bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara 1.200 năm tuổi - Ảnh 3. Hình tượng Đức Phật Amoghasiddhi ngồi dưới tán rắn bảy đầu Mucalinda, tay trái cầm thanh kiếm ngắn - Ảnh: Paisarn Piammattawat, Bangkok chụp/trưng bày bởi Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng](https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/1100/471584752817336320/2023/7/29/tuong-bo-tat-tara-anh-2-16906159523321145073127.jpg)
Hình tượng Đức Phật Amoghasiddhi ngồi dưới tán rắn bảy đầu Mucalinda, tay trái cầm thanh kiếm ngắn - Ảnh: Paisarn Piammattawat, Bangkok chụp/trưng bày bởi Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Tóc của nữ thần được vấn lên thành búi cao có mang hình Phật A Di Đà. Trong lòng bàn tay trái của bức tượng, hình chuyển pháp luân được khắc chìm.
Những hình ảnh từ bảo vật quốc gia 1.200 năm tuổi này:
![Cận cảnh bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara 1.200 năm tuổi - Ảnh 4. Hình chuyển pháp luân được khắc chìm trong lòng bàn tay trái của tượng - Ảnh: TRẦN KỲ PHƯƠNG](https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/1100/471584752817336320/2023/7/29/tuong-bo-tat-ta-ra-anh-3-16906160015381375327236.png)
Hình chuyển pháp luân được khắc chìm trong lòng bàn tay trái của tượng - Ảnh: TRẦN KỲ PHƯƠNG
![Cận cảnh bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara 1.200 năm tuổi - Ảnh 5. Đóa sen và con ốc của bức tượng 1.200 năm tuổi hiện được giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam - Ảnh: LÊ TRUNG](https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/1100/471584752817336320/2023/7/29/tuong-bo-tat-tara-anh-4-1690616001541156661760.jpg)
Đóa sen và con ốc của bức tượng 1.200 năm tuổi hiện được giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam - Ảnh: LÊ TRUNG
![Phiên bản 1:1 của bức tượng được trưng bày tại bảo tàng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG](https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/1100/471584752817336320/2023/7/29/bao-vat-quoc-gia-16906162044401670198605.jpg)
Phiên bản 1:1 của bức tượng được trưng bày tại bảo tàng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Hiện vật tách rời bảo vật quốc gia là quả cau hay con ốc?
Ban đầu những người cao niên sống gần di tích Phật viện Đồng Dương (xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cho biết phát hiện pho tượng, dựa vào hình dáng nhiều người đoán hiện vật cầm trên tay pho tượng là đóa sen và quả cau. Mãi đến sau này khi các nhà nghiên cứu tiếp cận đã khẳng định đây là đóa sen và con ốc.
Theo nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương, hai pháp khí (vật biểu tượng cầm tay) của hình tượng Tara là đóa sen bên tay phải và con ốc bên tay trái. Đặc biệt, phía dưới con ốc là hình chuyển pháp luân được khắc chìm trong lòng bàn tay.
Cả hai hình tượng con ốc và chuyển pháp luân đều là biểu tượng cho sự truyền bá Phật pháp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận