Theo nghiên cứu của VEPR, việc chú trọng mở rộng quy mô trồng lúa gạo ở VN đang tạo ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn tới sự phát triển bền vững của thị trường lúa gạo, như giá gạo xuất khẩu ở mức thấp và luôn bấp bênh, gia tăng nguy cơ đất trồng bị thoái hóa, đời sống người dân chưa thực sự được cải thiện...
Vì vậy, VEPR cho rằng đã đến lúc VN cần xem lại định hướng lớn của ngành này nhằm phù hợp với thị trường lúa gạo thế giới, chính sách cần phù hợp, nâng cao hiệu quả ngành lúa gạo...
Đi vào cụ thể, nghiên cứu về thị trường lúa gạo, báo cáo của VEPR nêu dài hạn cung gạo sẽ lớn hơn cầu khi các nước nhập khẩu gạo như Philippines, Indonesia đang đầu tư mạnh để tự túc lương thực trong khi nhiều nước như Ấn Độ, Myama, Campuchia... đang nâng cao năng suất.
Do đó, VEPR đề nghị hàng loạt chính sách để tái cơ cấu lại ngành, nhằm nâng cao hiệu quả ngành sản xuất chế biến, xuất khẩu lúa gạo.
Đáng lưu ý, trong các kiến nghị, VEPR nêu cần xem lại định hướng phát triển, đặc biệt, nới lỏng điều kiện các doanh nghiệp được tham gia xuất khẩu gạo, tổ chức lại Hiệp hội lương thực theo hướng đảm bảo có đại diện của doanh nghiệp tư nhân, chính quyền địa phương và nông dân.
Các tổng công ty lương thực (Miền Bắc, Miền Nam...), theo kiến nghị từ Báo cáo kinh tế VN 2015 của VEPR, cần được định hướng thiên về thực thi chính sách, như điều phối và giám sát mua gạo dự trữ, tiến tới giảm dần vai thương mại, nhường chỗ cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia...
Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, cho rằng cần hỗ trợ nông dân tích tụ ruộng đất, bãi bỏ quy chế hạn điền để tiến lên sản xuất lúa quy mô lớn, đồng thời có chính sách hỗ trợ nông dân có diện tích đất nhỏ chuyển sang ngành nghề khác.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận