Phóng to |
Ảnh: guideto.com |
Những gợi ý sau sẽ giúp bạn lấy lại cân bằng trong cuộc sống:
Để làm việc một cách có hiệu quả và không bị áp lực lớn, trước khi bắt tay vào một tuần làm việc mới, bạn nên có kế hoạch rõ ràng, lập trình khoa học chúng cả về thời gian lẫn khối lượng công việc.
Ngoài ra, hãy dành vài phút buổi sáng để lên kế hoạch nên bắt đầu làm công việc nào trước, công việc nào sau, nên bắt đầu từ đâu và bắt đầu thế nào.
Một chương trình làm việc rõ ràng, được vận hành theo đúng quy trình của nó sẽ giúp bạn giải quyết công việc hiệu quả, không tiêu tốn quá nhiều thời gian, đồng nghĩa bạn sẽ tránh được áp lực lớn trong công việc.
Tuy nhiên cũng cần biết cách bố trí khối lượng công việc vừa sức với năng lực bản thân, đừng để mọi thứ trở nên quá tải và “khó nuốt trôi” với bạn.
Nếu bạn tìm thấy niềm vui, sự hào hứng và có mục đích rõ ràng cho công việc, khi làm việc bạn sẽ cảm thấy mọi thứ thật tuyệt vời. Thậm chí có những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, bạn vẫn có thể giải quyết chúng một cách chóng vánh.
Vì vậy hãy tìm cho mình động lực để làm việc, ví dụ bạn sẽ được sếp đánh giá cao và cơ hội thăng tiến sẽ rộng mở. Hoặc kết thúc dự án này bạn sẽ nhận được tiền thưởng, bạn sẽ dùng số tiền này để đổi xe, mua nhà…
Bạn không phải một “lực sĩ” cừ khôi trong công việc vì cũng giống như bao người khác, bạn có trình độ ở mức nhất định và sức khỏe cũng có hạn. Nếu cố gắng đảm nhận mọi công việc cùng lúc, bạn sẽ bị quá sức và rồi chẳng hoàn thành công việc nào một cách trọn vẹn cả.
Hãy chia sẻ những công việc mà người khác có thể giúp đỡ bạn, như bạn bè, đồng nghiệp, người thân… Ưu tiên những công việc quan trọng thì làm trước, những công việc khác có thể thực hiện sau một cách tuần tự. Đối với công việc lớn, hãy chia nhỏ ra để bắt đầu từng bước, bạn sẽ hoàn thành nó thuận lợi và triệt để hơn.
Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác động trực tiếp đến tinh thần làm việc, khả năng sáng tạo và hiệu quả trong công việc. Do đó thật sai lầm nếu bạn lấy lý do bận rộn, stress để bỏ bữa hoặc lơ là trong chế độ ăn uống. Hệ lụy tất yếu của nó là bạn sẽ gặp những rắc rối về sức khỏe, khó tập trung trong công việc, chi phối đến kết quả làm việc.
Lời khuyên dành cho bạn là không bao giờ bỏ bữa, ăn đúng giờ và đừng quên lập trình một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng để “tiếp năng lượng” cho công việc.
Nếu việc nào bạn cũng muốn nhúng tay vào, sẽ chẳng bao giờ bạn làm hết việc. Hơn nữa bạn cũng sẽ không bao giờ có được hứng thú thật sự của một người làm xong công việc mình thích.
Vì vậy, hãy biết cách nói không với những công việc bạn không hứng thú hoặc không quá quan trọng, hoặc không cần phải giải quyết vào thời điểm này.
Nhiều người thường so sánh mình với những người giàu có và cho rằng mình phải làm việc cật lực hơn nữa, lúc nào cũng lao động đến kiệt sức để "bằng anh bằng em". Có thể bạn cũng vậy. Điều đó không có gì xấu, nhưng bạn cần biết giới hạn thực tế của mình, căn cứ vào hoàn cảnh, trình độ, khả năng, năng lực thực có của mình.
Đừng nên nghĩ đến những điều quá phi thường và ép bản thân phải đạt được khi bạn không có khả năng, điều này chỉ khiến bạn luôn bị hụt hơi mà không cho kết quả như ý muốn.
Những thú vui, thói quen sẽ là những trò tiêu khiển tuyệt vời nhất giúp bạn cân bằng trạng thái tâm lý, nạp năng lượng cho cơ thể để quay trở lại làm việc.
Đừng quên dành thời gian cho bản thân mình để tiêu khiển và xả stress, nhất là khi công việc của bạn nhiều áp lực và căng thẳng. Thậm chí chỉ đôi ba phút để thả hồn theo một bản nhạc cũng sẽ kích thích tinh thần và khả năng làm việc của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận