Đẹp lòng các bà các cô, nhưng một học sinh cấp ba cũng có thể chỉ ra sự độc hại đến từ các phản ứng hóa học giữa thực phẩm và kim loại , dưới sự “mồi chài” không thể tốt hơn là ngọn lửa.
Cụ thể qua nấu nướng, các ion Al +++ ( muối nhôm) qua quá trình “chung chạ” giữa muối và chất acid trong thực phẩm với nhôm, sẽ được phóng thích vào dạ dày người dùng. Muối nhôm tác động xấu hệ thần kinh, đặc biệt là trẻ em (tuy hành tung khá kín tiếng và cần thời gian dài tích góp).
Không chỉ chú ý việc dụng công trên bếp, việc chùi rửa đồ dùng nhôm không đúng cách, cũng có thể là hành động “rước giặc cửa sau”.
Nhận ra quả đắng cuộc “giao hoan” này , người ta đưa ra một chiếc túi gấm cẩm nang chứa vài cảnh báo, giúp các bà các cô sử dụng an toàn những kẻ dưới trướng trong gian bếp của mình:
- Hạn chế hoặc nấu món mặn, chua (kho cá, thịt, canh chua, gỏi chua…) xong nên sử dụng ngay, tránh lưu, trữ cả ngày, hoặc hâm đi hâm lại tái sử dụng nhiều lần.
- Không nên chuyển công năng dô dùng nhôm sang dùng chứa muối, giấm, bia, rượu, nước mắm...
- Hạn chế dùng nồi, chảo nhôm kiểu “không tải” : đặt trên bếp , vặn lửa sẵn chờ thức ăn . Nên vặn lửa nhỏ, sau đó cho thức ăn vào mới nâng lửa to, tránh bị nhiệt độ cao bóc trần lớp bề mặt, một kiểu phóng thích ion nhôm thần tốc .
- Cảnh giác lúc bếp núc mà buông thả lúc chùi rửa, thì mấy chiếc nồi nhôm vẫn còn cơ hội hại người . Cụ thể ,hạn chế việc dùng vật cứng (bàn chải, bùi nhùi sợi sắt) để chà ,cạo (bóc lớp giáp oxit nhôm bảo vệ). Thay vào đó có thể dùng nước pha nước rửa chén, đun khoảng 10 phút giúp lớp cháy khét bong ra, rồi ngâm nước lạnh và dùng vải mềm lau chùi lại .
- Không nên ngâm hoặc rửa nồi, xoong ngay sau khi mới nấu nướng xong, tránh vật dụng bị biến dạng do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
- Khi chọn mua loại đồ dùng nhôm nên chọn hiệu có uy tín , bảo đảm vật liệu tốt. Dễ hiểu bản thân nguyên tố nhôm “vua biết mặt chúa biết tên” đã hại , thì kéo bè kéo cánh thêm lắm thứ tạp nham, càng thêm hại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận