Cô Vũ Hoàng Linh Chi (áo xanh), Trường Mầm non TP.HCM, chia sẻ về động lực gắn bó với nghề trong lễ trao giải thưởng Võ Trường Toản - Ảnh: NHƯ HÙNG
Đó là lời tâm sự của cô Vũ Hoàng Linh Chi, giáo viên Trường Mầm non TP.HCM, tại lễ trao giải thưởng Võ Trường Toản sáng 24-11 ở Nhà hát thành phố.
"Năm 1988, tôi nhận công tác. Học trò là các em 15 đến 18 tháng tuổi. Lớp có 4 cô nhưng có một bé cứ đi theo ôm chặt tôi. Cái ôm chặt làm tôi nhớ lời khi học ở Trường Sư phạm mầm non: mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Lúc đó tôi cảm nhận thật sâu sắc, thật rõ vị trí, tấm lòng mà giáo viên mầm non cần phải có để trẻ tin tưởng, để trẻ yêu thương", cô kể lại.
Và như thế, hơn 30 năm gắn bó với nghề, cô Chi luôn nghĩ giáo viên mầm non không chỉ là cô giáo như các cấp học khác mà phải chăm sóc các cháu như người mẹ. "Có như vậy, trò mới yêu thương, tin tưởng. Đó cũng là cách truyền lửa cho mình", cô chia sẻ thêm.
Trong khi đó, cô Phạm Thị Mộng Lan, giáo viên Trường Hi Vọng, quận 6, kể: "Tôi mới về trường thì thấy các em hát quốc ca bằng dấu tay. Khi nhận lớp các em đã ở độ tuổi tiểu học nhưng trí tuệ thấp hơn tuổi đời. Bảng chữ cái phải học bằng dấu tay và mặt chữ, lặp đi lặp lại liên tục từ tháng này qua tháng khác các em mới nhớ".
Cô Phạm Thị Mộng Lan, giáo viên Trường Hi Vọng, quận 6, diễn tả lại ngôn ngữ ký hiệu khi dạy học trò - Ảnh: NHƯ HÙNG
Với Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 22 năm 2019, Sở GD-ĐT trao giải cho 50 nhà giáo điển hình, xuất sắc, trong đó có 40 giáo viên và 10 cán bộ quản lý giáo dục.
Đây là giải thưởng được tổ chức từ năm 1988 đến nay nhằm tôn vinh những cống hiến thầm lặng của các nhà giáo cho sự nghiệp trồng người.
Qua 22 lần trao giải, đã có 714 thầy cô giáo tiêu biểu đại diện cho 85.000 nhà giáo hiện tại của thành phố được trao tặng giải thưởng.
Các nhà giáo nhận giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 22 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận