TTCT - Theo các công ty sản xuất và nhà bán lẻ, mọi sự thay đổi với bao bì cần khoản đầu tư lớn để thay đổi quy trình và hệ thống. Ảnh: newsanyway.comTheo các công ty sản xuất và nhà bán lẻ, mọi sự thay đổi với bao bì cần khoản đầu tư lớn để thay đổi quy trình và hệ thống. Điều này chắc chắn làm tăng chi phí sản xuất nhưng hiệu quả về mặt kinh tế lại rất mù mờ.Nhiều công ty e ngại việc thay đổi bao bì vì điều này thường sẽ ảnh hưởng đến sự chấp nhận của khách hàng với sản phẩm. Đặc biệt, nếu thay đổi bao bì còn dẫn đến sự thay đổi đồng thời về giá sản phẩm, khả năng vận chuyển, khả năng bảo quản sản phẩm thì sự cân nhắc càng lớn hơn. Về phía khách hàng, nhiều khảo sát cho thấy người tiêu dùng không sẵn sàng chi trả cho bao bì thân thiện với môi trường.Giữa nói và làmMới hồi tháng rồi, hãng tư vấn PA Consulting khảo sát 4.000 người tiêu dùng ở Anh và Mỹ về xu hướng lựa chọn bao bì bền vững. Kết quả cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa ý định và hành động: 80% đồng ý rằng mỗi cá nhân phải có trách nhiệm đóng góp giảm sử dụng và rác thải nhựa, nhưng 78% thừa nhận họ không lựa chọn sản phẩm với bao bì tái sử dụng hay có thể tái nạp (refill). "Kết quả cho thấy cần phải thiết kế sản phẩm theo hướng thúc đẩy hành vi người tiêu dùng, thay vì chỉ cung cấp bao bì bền vững" - PA nói trong một thông cáo.Tương tự, khảo sát với 19.000 người ở Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil do Công ty tư vấn quản trị Boston Consulting Group thực hiện năm 2022 cho thấy 36% người tiêu dùng cho biết họ quan tâm đến bao bì bền vững nhưng chỉ 1-7% sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm thân thiện với môi trường.Hiệp hội Nông nghiệp Đức hợp tác với Đại học Khoa học ứng dụng Münster của nước này cũng đã tiến hành một nghiên cứu sâu rộng về "bao bì bền vững 2024" để tìm câu trả lời về tầm quan trọng của bao bì thân thiện với môi trường.Kết quả đúng như dự đoán khi đa số (79%) những người được khảo sát đều "quan tâm" và mong muốn các công ty sử dụng bao bì thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, khi được hỏi bao bì bền vững có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ không thì chỉ 40% chủ động chọn các mặt hàng được đóng gói bằng bao bì bền vững. Các đặc tính khác của sản phẩm đóng vai trò quan trọng lớn hơn đáng kể trong quyết định lựa chọn sản phẩm như hương vị (83%), chất lượng (61%) và giá cả (58%).Chỉ 15% người được khảo sát cho biết họ sẽ trả thêm hơn 10% cho sản phẩm đóng gói bằng bao bì thân thiện với môi trường. Và có đến 33% không đồng ý trả thêm cho khoản tiền này.Thực tế này cho thấy động lực để chuyển đổi sang bao bì thân thiện với môi trường đang gặp cản trở giữa một bên là túi tiền mà người tiêu dùng giữ chặt (đặc biệt trong bối cảnh lạm phát tăng) và tính khả thi về kinh tế cho các công ty.Giới phân tích chỉ ra một nguyên nhân khác: người tiêu dùng ít có chuyên môn và khả năng phân biệt giữa bao bì thân thiện với môi trường. Do đó, các công ty phải nỗ lực nhiều hơn nữa để những đặc tính và lợi ích môi trường của bao bì sinh thái "hữu hình" trong mắt người tiêu dùng.Thay đổi hành viTrong bài viết "Làm thế nào để thuyết phục người mua chọn sản phẩm có bao bì bền vững" trên Forbes ngày 8-3, tác giả Jamie Hailstone dẫn lại quan điểm của nhiều chuyên gia trong ngành để giải bài toán này.Theo đó, Matt Millington - giám đốc chiến lược thiết kế tại Anh của PA Consulting - cho biết nhiều người tiêu dùng đã để ý thấy các giải pháp bao bì bền vững xuất hiện trên thị trường, nhưng các sản phẩm đóng gói "xanh" này vẫn chưa thực sự phổ biến."Nhiều bao bì không thực sự cho người tiêu dùng biết mục đích của chúng là gì, người tiêu dùng vì thế không biết làm gì với chúng sau khi sử dụng" - Millington nói. Theo chuyên gia này, dù đã bỏ công tạo ra bao bì xanh, bền vững, các nhà sản xuất lại "quên" không tìm cách "lôi kéo", mời người tiêu dùng cùng tham gia với họ, hay chí ít là "nghĩ về bao bì khác đi".Tương tự, Cory Reynolds - giám đốc quan hệ doanh nghiệp tại Công ty cung ứng dịch vụ thiết yếu Veolia (Pháp) - cũng cho rằng "thiết kế tồi" là nguyên nhân chính khiến bao bì bền vững không thu hút được người tiêu dùng, dẫn đến lãng phí. Bà cho rằng các nhà sản xuất bao bì phải làm sao để "khi nhìn vào sản phẩm trong cửa hàng, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra đó là sản phẩm có bao bì bền vững". Angeley Mullins, CEO nền tảng quản lý chất thải Resourcify, cũng nhấn mạnh nếu người tiêu dùng không được thông tin đầy đủ về các lựa chọn bao bì bền vững, họ sẽ không thể đưa ra quyết định đúng.Các doanh nghiệp phải truyền tải thông điệp tốt hơn để người tiêu dùng hiểu về bao bì bền vững và tác động tích cực của việc chọn mua sản phẩm có thể tái sử dụng hay tái chế.Nhưng cách nào là cách nào? Francesca Kennedy Wallbank - đồng sáng lập công ty đánh giá tính bền vững của sản phẩm đóng gói CarbonBright - gợi ý: hãy cho người dùng thấy giá trị xã hội khi tất cả cùng chung tay, thay vì chỉ là đóng góp của từng cá nhân. Các start-up đang làm gì?Đầu năm 2024, trang Techcrunch điểm danh 3 start-up tiềm năng bậc nhất, được các nhà đầu tư săn đón nhiệt tình với dấu ấn công nghệ rõ nét trong giải pháp bao bì của họ. Trang này cũng nhận định nhu cầu ngày càng tăng đối với bao bì bền vững đang thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp trong ngành công nghiệp đóng gói vốn nổi tiếng là rất "truyền thống" và chậm thay đổi này.Voidless và giải pháp đóng gói "không chừa chỗ trống".Công ty Packmatic, một công ty có trụ sở ở Berlin, Đức, đã thiết lập một nền tảng kết nối các công ty sản xuất hàng hóa với nhà cung ứng bao bì với giá cả công khai tốt nhất theo nhu cầu của họ. Chúng ta có thể hình dung Packmatic như là Grab hoặc Gojek với người đi xe hoặc booking.com với người có nhu cầu đặt phòng khách sạn. Packmatic giải quyết được tồn tại nhiều năm qua của ngành bao bì là giá cả ít được công khai và quy trình mua hàng phức tạp. Vai trò ông mai bà mối mà Packmatic quan trọng và cần thiết đến mức họ đã huy động được 15 triệu euro từ nhiều nhà đầu tư ở vòng gọi vốn Series A đầu năm 2024.Tương tự như Packmatic, Sourceful, start-up trụ sở tại Manchester, Anh, cũng nhìn ra rằng nhà sản xuất bao bì bền vững và các công ty sản xuất hàng hóa cần nhau nhưng khó gặp gỡ nhau. Hệ sinh thái của Sourceful cũng là nền tảng giúp các doanh nghiệp dễ dàng tìm được sản phẩm bao bì sinh thái của các nhà cung ứng đã thẩm định ở Anh và châu Á. Nó còn có phương pháp ước tính lượng khí thải carbon chuẩn ISO để phân tích tính "thân thiện với môi trường" của từng sản phẩm cho khách hàng.Công ty Packhelp ở Ba Lan lại cung cấp giải pháp cho một tồn tại khác của ngành bao bì là khó điều chỉnh kích thước. Với giải pháp của Packhelp, các công ty sản xuất lớn nhỏ có thể tùy ý điều chỉnh kích thước của bao bì phù hợp với nhu cầu của mình rồi sau đó đặt hàng. Được thành lập vào năm 2015, Packhelp đã huy động được 58,2 triệu USD vào năm 2021 vì giải pháp tiện lợi của họ.Nhìn chung, sự tham gia của các start-up công nghệ vào ngành bao bì đã tạo đột phá về tiết kiệm thời gian chi phí và giúp giảm phát thải liên quan đến quá trình sản xuất bao bì đến môi trường.Ngoài ra, start-up công nghệ Ý Voidless (nghĩa là "không khoảng trống") muốn giải quyết một vấn đề khác của ngành bán lẻ: tình trạng đóng gói quá mức (overpackaging), tức món hàng lọt thỏm trong mênh mông khoảng trống của bao bì to hơn cần thiết, lãng phí về mặt kinh tế và môi trường.Đúng như tên gọi, Voidless đưa ra giải pháp "dập hộp theo yêu cầu": máy móc được thiết kế để tạo ra các loại hộp và bao bì phù hợp với từng loại hàng hóa cần vận chuyển với độ chính xác cực cao trực tiếp tại kho, không có không gian thừa trong bao bì.Tháng 2 vừa qua, Voidless nhận được khoản tiền đầu tư trị giá 2,2 triệu euro trong vòng gọi vốn hạt giống (seed round), sau khi nhận được 600.000 euro trong vòng đầu tiên cách đây 1,5 năm.Carlo Villani, giám đốc điều hành của Voidless, cho biết giải quyết tình trạng đóng gói quá mức sẽ có lợi cho cả bên giao vận lẫn bên thanh toán tiền vận chuyển. "Hộp được sản xuất ngay tại kho thay vì được mua từ bên thứ ba. Điều này làm tăng tính chủ động, linh hoạt, đơn giản hóa việc mua sắm và khả năng in các thông điệp hoặc logo riêng trên từng chiếc hộp, yếu tố rất quan trọng với tiếp thị hiện đại" - Villani nói với tạp chí Fortune bản tiếng Ý. Chuyên mục Việt Nam Xanh được thực hiện với sự đồng hành của PRO VIỆT NAM. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Việt Nam xanh Tiếp theo Tags: Mẫu bao bìBao bìBao bì bền vữngBền vững
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Quân đội Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân TRẦN PHƯƠNG 21/11/2024 Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần nhưng chỉ trong tình hình 'có thể chấp nhận được'.
Chi tiết sáp nhập phường của TP.HCM áp dụng từ ngày 1-1-2025 THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết về việc sáp nhập đơn vị cấp xã của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.
Chi tiết sáp nhập xã, phường của Hà Nội: Giảm 53 xã, phường THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập phường, xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.