18/11/2018 07:46 GMT+7

Cái chết của nhạc rock

HIỀN TRANG
HIỀN TRANG

TTO - Hãng guitar điện Gibson sẽ được trợ giúp và thay đội ngũ lãnh đạo mới sau khi đệ đơn phá sản. Khoản nợ gần 400 triệu USD.

Cái chết của nhạc rock - Ảnh 1.

Jimmy Page với cây Gibson 12 dây - Ảnh: Ultimateclassicrock.com

Nơi từng được đặt làm nhà máy sản xuất hàng ngàn cây đàn , giờ đây được FedEx mua lại. Nền kinh tế bùng nổ, người ta cần vận chuyển hơn là nghe nhạc.

Cuộc vật lộn của Gibson không chỉ là cuộc vật lộn của một doanh nghiệp. Hơn thế, nó là cuộc vật lộn của cả dòng nhạc rock huy hoàng một thời trong thời đại không còn yêu rock.

Suốt 116 năm lịch sử, Gibson là cây đàn dành cho những huyền thoại và những kẻ mơ thành huyền thoại. Từ Chuck Berry, người được coi như cha đẻ của rock ‘n’ roll, tới The Everly Brothers, Bob Dylan, Eric Clapton, Paul McCartney, Woody Goothrie, Bob Marley, Keith Richards.

Cậu bé Elvis Presley đã mang một cây guitar Gibson tới phòng thu của Sun Records một ngày mùa hè năm 1954 để thu âm single đầu tiên trong đời - một cuộc đời sẽ đi vào lịch sử.

Led Zeppelin - Stairway to Heaven Live

Jimmy Page đã ôm một cây Gibson 12 dây trên sân khấu hát Stairway to heaven cùng Led Zeppelin.

Cái chết của nhạc rock - Ảnh 3.

Cây guitar mang tên "Thằng ngốc" của "thánh" Clapton, cây guitar Lucille của

B. B King, cây "Phép thuật" của Peter Green, cả cây guitar "Chén thánh" của Jeff Beck, tất cả đều do Gibson sản xuất.

Chừng ấy những ký ức âm nhạc đều gắn liền với những cây đàn guitar đến từ Michigan, nước Mỹ. Và giờ những ký ức ấy đã trôi quá xa.

Điều đáng buồn nhất có lẽ đó là việc thời điểm Gibson tuyên bố phá sản lại trùng đúng thời điểm kỷ niệm 51 năm album nhạc rock vĩ đại nhất mọi thời, Sgt. Peppers’ Lonely Hearts Club Band của The Beatles ra đời.

Trong 51 năm đó, rock đã đi tới đỉnh cao nhiều lần, nhưng khi thế kỷ 21 gõ cửa, đột nhiên làn sóng rock đột ngột lụi tắt, như một mặt biển đã bốc hết hơi.

Không chỉ Gibson mà cả Fendi, một hãng guitar điện danh tiếng khác, cũng đang rơi vào khủng hoảng với những khoản nợ khổng lồ. Người ta không còn thích guitar điện nữa sao?

Thực tế đúng như vậy. Những ngôi sao lớn nhất ngày nay gần như không ai chơi rock. Họ hoặc là các rapper, hoặc là các siêu sao nhạc pop. Không ai chơi rock.

George Gruhn - một doanh nhân lâu năm trong lĩnh vực nhạc cụ - cho biết hàng chục năm trước, khi ông mở tiệm bán guitar đầu tiên trong đời, các khách hàng tới tiệm đều muốn mua một cây guitar vì họ muốn được giống như Clapton, Jeff Beck, Jimi Hendrix, Carlos Santana.

Nhưng những huyền thoại đó nếu không đã chết thì cũng đã già. Không có một "người hùng guitar" nào thay thế được họ.

Thế hệ cuối cùng còn làm nên chuyện có lẽ là Nirvana, cũng đã 30 năm trước. Còn những John Mayer, Joe Bonamassa của thế kỷ mới, chẳng ai làm được gì đáng kể ngoài việc nổi lên bất chợt rồi phụt tắt như sao băng.

Còn nhớ, nhiều năm trước George Harrison đã dùng cây Lucy để viết ra ca khúc While my guitar gently weeps (Khi cây đàn của tôi rưng rưng khóc). Ai biết đâu nó sẽ trở thành một lời tiên tri?

Cầm thủ guitar người Nhật và Âm điệu châu Âu

TTO - Đêm The voices of Europe - Âm điệu châu Âu trong khuôn khổ Liên hoan guitar quốc tế Sài Gòn 2017 thuộc về nghệ sỹ Arai Tomonori đến từ Nhật Bản.

TTO - Đêm The voices of Europe - Âm điệu châu Âu trong khuôn khổ Liên hoan guitar quốc tế Sài Gòn 2017 thuộc về nghệ sỹ Arai Tomonori đến từ Nhật Bản.


Ảnh: Jimmy Page với cây Gibson 12 dây - Ảnh: Ultimateclassicrock.com

HIỀN TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên