Lương đủ sống cho công chức nhà nước, bao giờ?Tôi và đồng lương "suy dinh dưỡng"Không đủ sống, khó toàn tâm toàn ýLương không đủ sống: Ai giải quyết?
Nên trả lương theo năng lực
Tôi hiểu thực tế là nhà nước biết rõ tình trạng lương công chức hiện nay nhưng lực bất tòng tâm vì lấy đâu ra tiền để trả lương thoả đáng. Và như vậy ta mắc vào vòng luẩn quẩn không có lối thoát : Công chức thì "oán hờn" lương không đủ sống, còn nhà nước thì không lấy đâu ra đủ tiền chi. Vậy đâu là lối thoát?
1. Tăng tốc độ cải cách hành chính, thực hiện nhanh chính phủ điện tử để giảm tối đa số người nằm trong biên chế nhà nước. Chẳng hạn: Hiện nay tất cả các giấy tờ giao dịch như giấy khai sinh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bằng tốt nghiệp... đều cần phải công chứng từ đó dẫn tới yêu cầu lập thêm phòng công chứng. Có nghĩa là thêm người ăn lương.
Vậy tại sao chính phủ không quy định chi tiết những loại giấy tờ nào cần phải công chứng (chỉ loại thật cần thiết) còn lại tất cả phải dùng bản sao thường (bên cần, có thể yêu cầu cho xem bản gốc khi thật cần thiết) và cung cấp mã số điện tử để truy cập xem tính chính xác của giấy tờ. Với cách làm trên chúng ta có thể giảm rất nhiều số nhân viên tuỳ theo lĩnh vực và ta lấy số tiền dư ra để trả lương.
2. Nhà nước cần phải giảm bớt lĩnh vực mà mình đang "ôm" và thực hiện xã hội hoá nhanh từ đó sẽ giảm được số người ăn lương .
3. Xem xét chế độ biên chế, rất nhiều người coi biên chế là "tấm bùa hộ mệnh" nên sẽ làm việc qua quýt, cầm chừng . Đề nghị nên trả lương theo trình độ, khả năng làm việc.
4. Cho thuê và bán rẻ nhà cho công chức nhà nước sau thời gian dài cống hiến tốt cho đất nước để giúp họ giảm gánh nặng nhà cửa, vì thực tế như hiện nay thì nếu trả lương cho công chức 10 triệu/tháng thì họ vẫn khó có khả năng mua được nhà . Từ đó tạo động lực lực tốt cho họ yên tâm công tác.
Nếu không phải lo nhà cửa thì lương công chức hiện nay khoảng 3-5 triệu là sống ổn rồi trong điều kiện cả nước còn nghèo chưa thể hưởng mức lương cao hơn.
Gỉam số công chức dư thừa
Đến nay đã là 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã hoàn thành được mục tiêu thứ nhất là lấy được tấm bằng sau đại học ở 1 trường đại học nước ngoài. Nhưng mục tiêu củng cố kinh tế của tôi thì mãi vẫn không thể thực hiện được.
Tôi cũng đặt câu hỏi về 1 bộ phận hưởng lương nhà nước khác, lại có một mức sống rất cao, có thể gửi con đi du học tư ở các nước đang phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, mà ở đó chi tiêu ăn ở cho 1 người chắc chắn là không thể dưới 10 Triệu VND/tháng.
Tôi tự đặt giả thiết cho chính mình, nếu mình làm ở một vị trí mà có thể rút tiền NN được, với một đồng lương eo hẹp thế này thì mình có tham nhũng không? Câu trả lời có thể là có. Nhu cầu ăn ngon mặc đẹp dễ làm con người sa ngã.
Theo tôi, để cải cách phong cách làm việc cũng như trách nhiệm của những người làm trong hệ thống NN là phải cải cách hệ thống tiền lương. Nhân dân cũng sẵn sàng chấp nhận trả cho các vị lãnh đạo một mức lương cao, tương xứng với trí tuệ cũng như công sức mà họ đã phải bỏ ra để lo cho dân cho nước (như Singapore hay Nhât...đã làm).
Cần phải xã hội hoá hoặc tư nhân hoá một số khâu hành chính, từ đó có thể giảm được số lượng công chức và tăng được tiền lương cho công chức. Còn nếu chúng ta chỉ hô hào cải cách hành chính mà không cải cách được nguyên nhân gốc rễ động cơ của việc tham nhũng thì sẽ là bài toán không có lời giải, hoặc là nghiệm số vô định.
Không tăng lương dàn trải
Tôi cũng là một công chức đã 12 năm, được đào tạo đầy đủ cả trong và ngoài nước, làm trong ngành được xem là công nghệ cao, là người được việc, được tạo điều kiện làm việc. Tuy nhiên, nhắc đến lương là tôi lại cảm thấy buồn.
Tôi có những đề nghị sau:
1. Việc tăng lương đồng loạt cho mọi đối tượng ăn lương (công chức, hưu trí, nhân viên doanh nghiệp nhà nước...) sẽ không thể tạo ra đột phá về thu nhập cho đội ngũ công chức vì ngân sách có hạn. Vì vậy, để cải thiện thu nhập của công chức, nhà nước cần tập trung vào cải thiện thang bậc lương và làm có trọng điểm đối với từng đối tượng, không dàn trải. Trước đây, nhà nước đã có cải cách thang bậc lương (khởi điểm từ 1,86 lên 2,34 ), nhưng chưa quyết liệt.
2. Phương thức trả lương theo thâm niên như hiện nay là gốc rễ cho các bất cập về thu nhập của công chức và về mục tiêu tinh giảm biên chế, vẫn mang nặng tính bao cấp. Một nguyên tắc lớn trong việc trả lương là trả theo năng suất lao động, hay sản phẩm tạo ra của người lao động. Đây là nguyên tắc mà các doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn thực hiện. Nó công bằng và tạo động lực cho lao động, cho sự sáng tạo.
Tuy nhiên, nguyên tắc này thực tế đã và đang không được thực hiện đối với hệ thống công chức nhà nước. Bạn làm tốt , làm tốt vừa vừa hay làm kém thì 99% sau 3 năm bạn cũng sẽ được tăng lương.
Cơ chế lương này đã tạo ra các điểm yếu:
- Nhân viên, công chức không có động lực phấn đấu, cũng chẳng cần sáng tạo, cứ đều đều, từ từ mà làm. Thậm chí, tranh thủ chân trong, chân ngoài cải thiện thêm đôi chút.
- Không thu hút, giữ được người tài. Bạn có làm tốt cũng chẳng được trả lương cao hơn. Bạn có làm hiệu quả hơn người khác nhiều lần, nhưng thâm niên thấp hơn thì vẫn phải "vui vẻ" mà chấp nhận lương thấp hơn. Làm tốt để có một vị trí lãnh đạo thì lại càng hạn chế. Vì vậy, người "được việc" sẽ cảm thấy họ không được tôn trọng vì họ không được đánh giá qua lương cũng như qua vị trí. Chưa kể mức lương thấp đã làm họ nản lòng.
- Không tạo được động lực cho việc tinh giảm biên chế. Bạn làm kém thì lương vẫn vậy, chẳng kém ai. Cũng cùng một lượng ngân sách, nếu phân phối cho người tài nhiều hơn thì người làm việc kém hiệu quả hay làm việc không nghiêm túc sẽ phải hưởng lương thấp. Khi đó, những người làm việc kém cũng phải nghiêm túc cân nhắc việc có nên tiếp tục "bám" vào nhà nước nữa không vì lương thấp.
Thực tế hiện nay đã chứng minh, chúng ta đã cải cách tiền lương, đã hô hào tinh giảm biên chế, nhưng biên chế hiện nay đang tăng, chứ không giảm. Vì vậy, việc cải cách cơ chế tiền lương cần phải trở về đúng nguyên tắc "lương trả theo sản phẩm làm ra", ngay cả đối với công chức, khi việc đánh giá sản phẩm làm ra khó khăn hơn. Nhưng khó cũng phải làm và tôi tin là làm được. Lúc đó, chúng ta mới có thể tự hào giới thiệu về nghề nghiệp của mình " tôi là một công chức".
Chính sách đặc biệt cho các nhà khoa học
Bố tôi tốt nghiệp Tổng hợp toán ở Liên Xô (cũ) từ năm 1974 và hoàn thành luận án tiến sỹ toán từ năm 1991, Hiện nay đang công tác ở một Viện nghiên cứu hàng đầu ở Hà Nội. Sau 33 năm công tác, 16 năm nhận bằng Tiến sỹ, hiện nay mức lương Bố tôi được nhận là 4,98 x 450.000 = 2.241.000VNĐ. Tiền đề tài nghiên cứu hàng năm được khoảng 3.000.0000/12 tháng = 250.000VNĐ/tháng.
Với mức thu nhập như vậy, thử hỏi các nhà khoa học làm sao có thể có toàn tâm, toàn ý cho công tác nghiên cứu khoa học? Hiện nay tính thu nhập từ lương thì thu nhập của Bố tôi tương đương với mẹ tôi -Giáo viên cấp 2. Nhưng ít hơn rất nhiều so với em gái tôi - cử nhân kinh tế, và tôi - kỹ sư cầu đường (do tôi và em gái không làm cho cơ quan nhà nước).
Hiện nay, nhà nước đang có đề án đào tạo 1 vạn tiến sỹ nhưng đào tạo họ xong rồi phân về làm ở các viện nghiên cứu, trường đại học với mức thu nhập như thu nhập của Bố tôi được hưởng hơn 30 năm nay thì liệu họ sẽ làm được bao lâu? Tôi thiết nghĩ bên cạnh việc đào tạo, nhà nước cần có chính sách đặc biệt đối với các nhà khoa học để họ có thể sống được bằng thu nhập từ lương, toàn tâm cho công tác nghiên cứu.
Tăng trưởng đất nước phải đi kèm tăng chất lượng sống
Tôi nghĩ Quốc hội và những tổ chức có trách nhiệm nên có chiến lược cải thiện thực trạng hiện nay. Một quốc gia tăng trưởng 8% - 10% mỗi năm vậy mà tiền lương người lao động không đủ sống. Điều nên suy nghĩ là dòng tiền tệ chảy về đâu? Và làm sao điều tiết được dòng tiền tệ chảy một cách phù hợp nhất. Cần có chiến lược cho tương lai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận