Phóng to |
Đã kịp thời ổn định tổ chức, đưa hàng triệu thầy và trò nhanh chóng trở lại trường học. Đó là một thành công lớn ngoài sức tưởng tượng của các thế lực tiêu cực.
Giáo dục ở miền Nam đến lúc ấy là sự tiếp nối của nền giáo dục toàn quốc được thiết lập từ thời Pháp thuộc, về sau đã liên tục có sự điều chỉnh để tiếp cận với giáo dục Âu - Mỹ, do và nhờ tác động bởi chính sách viện trợ.
Tất nhiên, mỗi nền giáo dục có chức năng công cụ của chế độ chính trị. Nhưng xét trên bình diện nhân sinh - xã hội, vẫn có thể biệt hóa: về cách tổ chức, về tác dụng giáo dục, về hiệu quả đào tạo... Để khơi - gạn ra được những yếu tố tích cực không nhất thiết phải thay thế hoặc loại bỏ hẳn. Theo thời gian, với sự bồi dưỡng - gọt giũa của chính quyền cách mạng, bộ máy và con người của khối thể ấy đã hoàn toàn thuộc về ta. Vì vậy ở một số mặt có thể nhìn nhận và công nhận giá trị hiệu dụng của nó. Để xem nó như là một bộ phận của giáo dục VN trong vùng tạm chiếm. Bởi nó như một dòng chảy đã được chỉnh trị - thay đổi mục đích sử dụng. Vì chủ thể của mọi thành tựu là nhân dân.
|
- Bỏ kỳ thi tiểu học từ năm 1958. Bỏ kỳ thi trung học đệ nhất cấp (TN THCS ) từ năm 1965. Bỏ kỳ thi tú tài phần thứ nhất (lớp 11) từ năm 1972. Thống nhất chương trình liên tục của bậc học phổ thông 12 năm. Thực hiện cải tổ chương trình và nội dung giảng dạy cả 12 lớp chỉ sau hai lần chỉnh lý và cập nhật hóa vào các năm 1968 và 1970.
- Đưa chương trình giáo dục cộng đồng vào bậc tiểu học từ năm 1970.
- Tổ chức phân ban từ lớp đệ tam (10), là lớp đầu cấp bậc trung học đệ nhị cấp (cấp III). Cách chọn ban của học sinh là hoàn toàn tự nguyện.
- Tổ chức dạy đồng thời hai sinh ngữ Anh và Pháp.
- Bên cạnh trường trung học (hệ phổ thông), còn có loại hình trường trung học kỹ thuật.
- Ở các trường công lập không thu bất kỳ khoản lệ phí nào. Các trường bán công rất hữu hạn. Các trường tư thục chiếm phần lớn phạm vi hoạt động, cung ứng đủ yêu cầu học tập cho 70% người đi học.
- Để phục vụ đối tượng người lớn tuổi, người phải vừa làm vừa học có các trường văn hóa ban đêm. Nhưng chương trình học và thể thức thi tốt nghiệp là thống nhất cho mọi người dự học và dự thi.
- Tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan ở kỳ thi duy nhất để hoàn tất bậc học phổ thông là kỳ thi tú tài, bắt đầu từ năm 1972.
- Về giáo dục đại học: đã tiến hành Việt hóa chương trình từ năm 1963. Chỉ tổ chức thi tuyển vào các trường đào tạo công chức như: Hành chính quốc gia, Sư phạm, Y khoa, Kỹ thuật và các trường quân sự. Cho ghi danh tự do vào tất cả các trường đại học khác. Nhưng hoàn toàn kiểm soát được đầu ra, bằng việc tổ chức năm thứ nhất là năm dự bị, học trình cử nhân là ba năm tiếp theo. Thay chế độ học niên chế bằng chế độ tín chỉ từ năm 1971.
Tại sao và điều gì đã khiến các nhà quản lý giáo dục của ta hiện nay cứ phải loay hoay cải cách trong nhiều năm. Cho mãi đến hôm nay đang phải đặt ra để bàn cãi nhiều vấn đề gọi là nóng lòng. Mà thật ra nó đã có mặt trên lãnh thổ nước ta từ gần 30 năm trước! Vả lại có xa lạ và xa xôi gì! Khi dấu ấn hiện thực và điều kiện kiểm nghiệm vẫn dễ dàng tìm được ra trên vô số vật thể và tài liệu lưu trữ. Nhất là trên rất nhiều con người, qua rất nhiều thế hệ đã được đào tạo từ bộ phận giáo dục ấy, đang phục vụ sự nghiệp cách mạng của Nhà nước hiện nay. Thời gian và vận hội không cho phép tiếp tục thử nghiệm, thí điểm những loại hình giáo dục mà thế giới đương đại đã khẳng định. Phải tìm hướng thoát và thoát ngay bằng những giải pháp cụ thể - hợp lý - đại chúng - khả thi.
Sự nghiệp giáo dục không thể trải trên mặt bằng mà phải là bậc thang. Nhiệm vụ của giáo dục ở thời đại mới có mục tiêu mới - nội dung mới - phong thể mới. Nhưng qui cách - truyền thống là tính chất nền của mọi nền giáo dục.
Phát triển phải tôn trọng qui luật tự nhiên. Sáng tạo nhưng không thể cá biệt. Cẩn trọng khác với hoài nghi. Phải tìm sự thích nghi và chấp nhận tính mặc nhiên của mô thức phổ thông để giúp chúng ta hội nhập, dễ dàng đưa giáo dục quốc gia đi vào quĩ đạo ổn định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận