Chọn đúng thực phẩm thải độc tố khỏi cơ thể
Lương y Hoàng Duy Tân, nguyên phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai, nói nhiều người không biết dấu hiệu bệnh tật bên ngoài có quan hệ mật thiết với sự rối loạn của cơ quan, tạng phủ tương ứng bên trong của cơ thể.
Chẳng hạn, khi thận có vấn đề, bạn sẽ không thể nói được, giọng nói sẽ bị khàn đặc. Khi tim có vấn đề, cánh tay trái của bạn sẽ bị mỏi, tê và đau. Khi dạ dày có vấn đề, bạn sẽ đau đầu. Khi gan có vấn đề, lúc ngủ sẽ dễ bị chuột rút...
Biết được sự liên hệ này sẽ giúp chúng ta phòng hoặc điều chỉnh sớm được nhiều rắc rối với bệnh tật, đúng với câu "phòng bệnh hơn chữa bệnh" mà ông cha từ ngàn xưa đã nhắc nhở. Tốt nhất là nhanh chóng tìm thực phẩm thải độc tố khỏi cơ thể để có một cơ thể khỏe mạnh.
- Thực phẩm màu xanh giúp thông khí trong gan: Theo thuyết ngũ hành của Đông y, thực phẩm màu xanh giúp thông khí trong gan, có tác dụng thông gan, giải tỏa ưu tư, phiền muộn, là thực phẩm giúp giải độc gan.
Có thể dùng quýt hoặc chanh vỏ xanh chế biến thành nước quýt hoặc nước chanh tươi (dùng cả vỏ), sau đó uống trực tiếp sẽ rất tốt.
Thức ăn tốt nhất cho gan phải kể đến kỷ tử. Kỷ tử có tác dụng bảo vệ gan rất tốt, giúp nâng cao tính năng khử độc của gan. Cách ăn tốt nhất là nhai sống, mỗi ngày ăn 12-20g.
- Bí xanh, củ từ tốt cho thận: Thức ăn giải độc tốt cho thận là bí xanh. Bí xanh có hàm lượng nước cao, ăn vào sẽ kích thích thận bài tiết nước tiểu, từ đó dẫn các chất độc thải ra ngoài. Bí xanh có thể nấu canh hoặc xào, nên nấu nhạt, không nên ăn mặn.
Thực phẩm giúp kháng độc cho thận là củ từ. Củ từ rất tốt cho cơ thể, nhiều chất bổ dưỡng nhưng tốt nhất vẫn là cho thận. Thường xuyên ăn củ từ sẽ giúp tăng khả năng bài độc của thận.
- Tâm sen thải độc cho tim: Ăn thực phẩm có vị đắng để thải độc cho tim. Thực phẩm đầu tiên nên ăn là tim (tâm) sen. Tâm sen có vị đắng giúp làm tiêu tan hỏa, nhiệt trong tim, mặc dù nó có tính hàn nhưng không làm ảnh hưởng đến dương khí trong cơ thể, vì thế tâm sen được coi là thực phẩm giải độc tốt nhất cho tim.
Tốt nhất là dùng tâm sen để hãm trà, thêm ít lá dâu tằm hoặc cam thảo tươi sẽ giúp nâng cao tác dụng thải độc cho tim.
Ngoài ra, những thực phẩm tốt cho tim và giúp tim thải độc gồm: phục linh, các loại hạt khô như lạc, mắc ca, hạnh nhân, đậu tương, vừng đen, táo đỏ, hạt sen... Thời điểm tốt nhất để thải độc cho tim là 11-13g.
- Vị chua thải độc cho tỳ: Thức ăn có vị chua giúp thải độc tỳ, ví dụ như ô mai, giấm là những thực phẩm giúp hóa giải các chất độc trong thức ăn, từ đó giúp tăng cường chức năng tiêu hóa của đường ruột và dạ dày, làm cho chất độc trong thức ăn được thải ra ngoài cơ thể trong thời gian rất ngắn.
Đồng thời, thức ăn có vị chua còn giúp tăng cường chức năng của tỳ, có tác dụng kháng độc.
Sau khi ăn chính là thời gian sản sinh ra độc tố, thức ăn ăn vào nếu không được tiêu hóa hoặc hấp thụ ngay sẽ tiết độc và được tích tụ. Để tốt cho tỳ, ngoài việc đi bộ sau khi ăn còn nên ăn một quả táo sau bữa cơm 1 giờ đồng hồ, sẽ rất có hiệu quả kiện tỳ, bài độc.
- Củ cải thông đại tràng, bài độc cho phổi: Củ cải là thức ăn bài độc cho phổi. Trong Đông y, đại tràng và phổi có quan hệ mật thiết với nhau, mức độ bài độc của phổi phụ thuộc vào mức độ thông suốt của đại tràng, củ cải giúp nhuận tràng, củ cải có thể ăn sống hoặc trộn đều được.
Ngoài ra, nấm, bách hợp là thức ăn bổ dưỡng của phổi, giúp phổi chống lại được độc tố nhưng không nên dùng trong thời gian dài, vì bách hợp dùng lâu sẽ giảm chất nhờn, làm giảm khả năng kháng độc.
Chọn thời gian thải độc cho tạng phủ
Theo lương y Hoàng Duy Tân, mỗi tạng phủ, cơ quan trong cơ thể lại có "lịch làm việc" riêng.
Để có sức khỏe tốt, chúng ta hãy duy trì liệu trình bảo dưỡng và sức khỏe của 5 cơ quan quan trọng nhất trong nội tạng theo "lịch" của ngũ tạng như sau:
- Từ 5h - 7h sáng thải độc thận: Đây là thời điểm thải độc tốt nhất của thận và đại tràng. Cơ thể qua một đêm làm việc, đến sáng toàn bộ chất độc đều tập trung ở thận, đại tràng. Vì thế sáng ngủ dậy nên uống một cốc nước lọc để "rửa" thận và đi đại tiện, làm sạch đại tràng để đón chào một ngày mới.
- Từ 7h - 9h sáng tốt cho ruột: Đây là thời điểm ruột non hấp thu lượng lớn dưỡng chất, do đó không nên bỏ qua bữa sáng. Người bệnh nên ăn sáng trước 6h30, người khỏe mạnh thì nên ăn trước 7h30.
Người thường xuyên không ăn sáng nên thay đổi thói quen này, cho dù là ăn muộn lúc 9h - 10h thì cũng vẫn nên ăn.
- Từ 11h - 13h: Đây là thời điểm tốt nhất để thải độc cho tim bằng cách tránh bắt tim hoạt động mạnh, tăng cường sức mạnh cho tim bằng bấm huyệt thiếu phù, ăn các thực phẩm tốt cho tim.
- Từ 21h - 23h: Đây là thời gian thải độc của hệ thống miễn dịch (lympha). Để thải độc, tốt nhất bạn nên ở những nơi yên tĩnh, nghe nhạc hoặc ngủ.
- Từ 23h đêm - 1h sáng: Đây là thời điểm bài độc của gan, vì vậy không thức quá thời điểm này. Lúc này bạn nhất thiết phải ở trong trạng thái đang ngủ say.
- Từ nửa đêm đến 4h sáng: Đây là thời điểm tụy tạo máu, vì thế phải ngủ sâu giấc, không nên thức khuya.
- Từ 1h - 3h sáng: Đây là thời điểm thải độc của mật, vì vậy nhất thiết phải ở trong trạng thái đang ngủ say.
- Từ 3h - 5h sáng: Đây là thời điểm giải độc của phổi, vì thế với người bị ho thì đây là thời điểm ho dữ dội nhất, vì công việc thải độc đang thực hiện tại phổi, không nên uống thuốc ho lúc này để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thải độc.
Theo y học cổ truyền, lục phủ ngũ tạng là nhóm các cơ quan trong cơ thể, hoạt động thống nhất với nhau tạo thành một thể hoàn chỉnh giúp nuôi dưỡng cơ thể lớn lên, giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật.
Dựa vào chức năng của từng cơ quan để phân chúng thành lục phủ, ngũ tạng. Trong đó, nhóm tạng gồm những cơ quan có chức năng chứa đựng, co bóp và chuyển hóa; nhóm phủ gồm những cơ quan có chức năng thu nạp và vận chuyển dinh dưỡng.
Để cơ thể khỏe mạnh, nên thực hiện một liệu trình bảo dưỡng và duy trì sức khỏe của 5 cơ quan quan trọng nhất trong nội tạng, hãy thực hiện theo đúng lịch và duy trì đều đặn để có một sức khỏe tốt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận