Các loại ngộ độc hải sản
Thủy hải sản bao gồm tất cả các sinh vật sống ở dưới nước có thể làm thực phẩm như tôm, cá, ốc, mực… Có 3 loại ngộ độc chính của thủy hải sản sau đây:
- Ngộ độc Scombroid (ngộ độc Histamin)
Đây là dạng ngộ độc do ăn phải những loài cá có họ Scrombridae như cá ngừ, cá thu, cá trích. Thịt cá khi bị biến chất (cá ươn) tạo ra hàm lượng Histamin rất cao gây ngộ độc. Loại ngộ độc này có biểu hiện là nổi mề đay, ngứa nên dễ nhầm với dị ứng thực phẩm, cụ thể là thủy hải sản.
Tuy nhiên ngộ độc do Scrombroid còn có biểu hiện tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng… thường xảy ra với số lượng lớn người cùng ăn một loại thủy hải sản đó. Độc tố này có thể có ở ngay cả cá nước ngọt khi cá để ở nhiệt độ môi trường quá nóng. Chất độc Scombroid có thể không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ khi nấu chín thức ăn. Nếu nghi ngờ cá nhiễm độc nên bỏ đi.
- Động vật có vỏ gây ngộ độc
Các loài động vật thân mềm có mai, vỏ như ngao, sò, trai, cua, ghẹ… cũng có khả năng gây độc nếu bản thân hải sản đó nhiễm ký sinh trùng, nang trùng mà không được nấu chín kỹ. Nguyên nhân là do các loài động vật có vỏ dưới biển ăn các loại tảo có độc, từ đó gây ngộ độc cho người, nặng nhất có thể dẫn tới nhiễm độc thần kinh.
- Ngộ độc Ciguatera
Đây là dạng ngộ độc hải sản phổ biến nhất. Ciguatera là dạng ngộ độc thực phẩm do ăn phải loài cá sống ở những rạn san hô chứa độc tố tự nhiên, thường ở các vùng biển nhiệt đới, ấm nóng. Chất độc được tích tụ trong gan, ruột, đầu hay trứng cá. Những con cá lớn có thể bị nhiễm độc khi chúng ăn cá nhỏ, ăn phải các loại tảo độc ở khu vực này. Độc tố Ciguatera đặc biệt nguy hiểm vì nó không bị phân hủy dưới nhiệt độ cao, trong quá trình nấu nướng.
- Triệu chứng của ngộ độc hải sản
Có nhiều loại hải sản với nhiều loại nguyên nhân gây độc khác nhau, nên biểu hiện ngộ độc cũng rất đa dạng: từ đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt đến tê môi lưỡi, co giật, liệt, mờ mắt, lẫn lộn, hôn mê, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở, thậm chí tử vong.
Làm thế nào để không bị ngộ độc khi ăn hải sản?
- Thận trọng khi ăn các loại hải sản lạ
Đừng quá háo hức thưởng thức những loại hải sản chưa từng ăn qua bao giờ vì một số loại có hàm lượng độc tố rất cao. Bạn nên chắc chắn rằng loại hải sản đó đã được cư dân địa phương ăn phổ biến nếu như bạn đang du lịch đến vùng đất mới.
- Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu
Hải sản nói chung là các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (Protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc Histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…). Các hải sản đông lạnh có thể an toàn về mặt vi khuẩn nếu được bảo quản đông lạnh liên tục từ khi còn sống tới khi bạn mua và chưa quá hạn sử dụng.
- Tránh các loại hải sản có thể chứa chất độc
Có loại hải sản luôn luôn có chất độc, có loại thường có hoặc thỉnh thoảng mới có chất độc. Tuyệt đối không được ăn các loại hải sản có độc như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển,… Bạn có thể tham khảo các nguồn thông tin khác và hỏi thêm người dân địa phương. Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu và các biện pháp chế biến thông thường.
- Không ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ
Trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C. Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Nói chung, khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 – 5 phút để khử trùng đầy đủ.
- Lựa chọn đồ tươi sống
Các loại hải sản như tôm, cua, sò, hến chết có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao hơn rất nhiều so với phần thịt, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người, khi ăn vào càng dễ bị ngộ độc. Vì vậy, khi mua hải sản chế biến cần lựa chọn kỹ những con còn tươi sống.
- Cẩn trọng khi cho trẻ em dùng hải sản
Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, vì thế nguy cơ ngộ độc của bé cũng cao hơn bình thường. Tuyệt đối không cho bé thử những loại hải sản lạ. Ngay cả với những loại hải sản thông thường, bố mẹ cũng chỉ nên cho bé tập ăn thử một ít, nếu sau đó thấy an toàn mới ăn tăng lên.
- Không ăn hải sản và uống bia cùng lúc
Ăn nhiều hải sản cùng một lúc, và sau đó uống bia sẽ tăng tốc độ hình thành axit uric trong cơ thể người. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gout.
Cách chữa ngộ độc hải sản bằng thực phẩm
Khi có biểu hiện bị dị ứng hải sản, cách tốt nhất là kích thích gây nôn để loại phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Những trường hợp nặng, cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện thực hiện cấp cứu. Với các trường hợp ngộ độc nhẹ, bạn có thể tham khảo một vài phương thức sau:
- Mật ong: Mật ong được sử dụng thông dụng nhất mỗi khi bị dị ứng hải sản. Nếu bị dị ứng sau khi ăn hải sản, bạn hãy uống một ly nước ấm kết hợp với muỗng canh mật ong. Trong mật ong chứa một số loại vitamin có thể giảm bớt ngứa.
- Chanh: Chanh là loại quả được sử dụng hữu ích trong hầu hết các trường hợp dị ứng. Và hiệu quả nhất là khi bạn bị dị ứng tôm. Khi có triệu chứng phát ban, nên uống ngay một cốc nước ấm với nước cốt chanh tươi.
- Gừng: Nên dùng một tách trà gừng nóng nếu bị dị ứng hải sản. Gừng giúp giảm đỏ ngứa trên da của bạn. Ngộ độc hải sản: Gừng sống 15 – 20g, hành tây 15 – 20g nấu với 2 chén nước còn khoảng 1 chén, uống lúc nóng, ngày 2 – 3 lần.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận