Động cơ máy bay hình quả trứng - Ảnh: REUTERS
Đây là một bước đột phá trong thiết kế động cơ tua-bin cánh quạt truyền thống, vốn đang rất thông dụng trong ngành hàng không hiện nay.
Đồng thời, nó sẽ tạo nên một cuộc cách mạng cho ngành hàng không dân dụng thế giới, theo hãng tin Reuters.
Loại động cơ mới này có hình dạng quả trứng kéo dài với 2 bộ cánh quạt hình lưỡi dao quay ngược chiều nhau, nằm bên ngoài vỏ động cơ thay vì nằm bên trong một lớp vỏ bao che như thường thấy.
Nó giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu đến 15% so với các loại động cơ tua-bin cánh quạt hiện có.
Do thiết kế mới này, động cơ sẽ được gắn ở sau đuôi máy bay thay vì bên dưới 2 cánh như hiện nay.
Trước đây, vào thập niên 80, các hãng chế tạo động cơ máy bay ở Mỹ cũng đã nghiên cứu phát triển loại này nhưng phải bỏ dở giữa chừng vì lúc ấy giá nhiên liệu máy bay giảm mạnh và động cơ lại quá ồn, vượt ngưỡng cho phép tại các sân bay.
Hãng Safran cũng đang nghiên cứu một giải pháp tình thế gọi là "tỷ suất đốt cực cao" (ultra-high bypass ratio), giúp giảm khí thải và giảm từ 5-10% lượng nhiên liệu tiêu thụ. Họ dự kiến sẽ đưa giải pháp kỹ thuật này ra thị trường vào năm 2025.
Động cơ máy bay hình quả trứng sẽ được gắn ở đuôi máy bay thay vì cánh như động cơ hiện nay - Ảnh: MailOnline/Safran
Safran cũng dự định sẽ triển khai một số dự án khá táo bạo như chế tạo động cơ "lai" kết hợp vừa dùng nhiên liệu và điện, cũng như kỹ thuật phân phối năng lượng, có thể áp dụng cho các loại máy bay trong tương lai từ năm 2040 trở đi.
Trên thế giới hiện có 1.397 hãng hàng không dân dụng với đội ngũ 25.000 máy bay chở hành khách các loại, hàng năm tiêu thụ đến 1,5 tỉ thùng (200 lít/thùng) xăng máy bay. Họ sẽ là những người hưởng lợi đầu tiên khi loại động cơ cách tân này được đưa vào sản xuất.
Hành khách sẽ được đi máy bay giá rẻ hơn - Ảnh: Safran
Chi phí nhiêu liệu cho mỗi chuyến bay giảm xuống đồng nghĩa với việc giảm giá vé cho hành khách, vé càng rẻ thì sẽ càng có nhiều người chọn phương thức đi lại bằng máy bay, mở ra một chân trời xán lạn cho các hãng dân dụng trên thế giới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận