Phóng to |
Các công nhân khoan hàng loạt hố để lắp đặt hệ thống làm ấm và làm mát bằng năng lượng địa nhiệt tại Trường ĐH Wisconsin-Madison - Ảnh: AP |
Nhiều trường học từ bang Wisconsin đến New Mexico đều có những dự án sử dụng năng lượng địa nhiệt cho mình. Năm nay, Cục Năng lượng đã công bố kế hoạch 400 triệu USD để tạo điều kiện nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng này ở các trường ĐH.
Có 46 trường tham gia để thúc đẩy công nghệ sử dụng năng lượng từ nhiệt độ lòng Trái đất thay vì dùng đốt than để điều hòa nhiệt độ các tòa nhà như trước đây.
Một hệ thống sử dụng năng lượng địa nhiệt điển hình hoạt động như sau:
Vào ngày trời ấm, hệ thống này hút nhiệt từ các tòa nhà và đẩy xuống lòng đất để đất hấp thụ khí nóng. Trong ngày lạnh thì quy trình đi ngược lại: hệ thống hút nhiệt từ lòng đất và đẩy ngược lên các tòa nhà.
Có nhiều cách thiết kế hệ thống địa nhiệt. Loại hình phổ biến nhất gồm một chuỗi hố khoan sâu, với bề rộng chỉ bằng miệng một ly bia nhưng chiều dài có thể dao động 100-200m. Một chiếc máy nén chạy bằng điện và các hệ thống quạt sẽ giúp hút và đẩy nhiệt từ các hố này.
Công nghệ địa nhiệt đã được đưa vào sử dụng vài thập kỷ gần đây. Nguồn năng lượng này tỏ ra hiệu quả với chi phí chấp nhận được, đặc biệt với Trường ĐH Boise Statr khi trường này công bố đã tiết kiệm được 80.000 USD mỗi năm từ việc khai thác và sử dụng hiệu quả năng lượng địa nhiệt.
Hiện Trường đại học Wisconsin-Madison cũng đang hợp tác xây dựng một hệ thống địa nhiệt tại trường nhằm tiết kiệm 1,25 triệu USD trong vòng 15-20 năm.
Điểm bất tiện lớn nhất của hệ thống địa nhiệt là đòi hỏi một không gian lớn để lắp đặt các đường ống sao cho dễ bảo trì và sửa chữa, trong khi nhiều trường đại học trung tâm lại không đáp ứng được điều kiện này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận