02/02/2018 08:18 GMT+7

Các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VN còn thiếu điều gì?

HÀ PHƯƠNG
HÀ PHƯƠNG

TTO - Theo bạn đọc Hà Phương, bóng đá Việt Nam được thành công như hôm nay có công sức rất lờn từ hai trung tâm đào tạo HA.GL và Hà Nội T&T. Tuy nhiên, hai trung tâm này chỉ mới đóng vai trò... 'nền nhà'. Vì sao?

Các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VN còn thiếu điều gì? - Ảnh 1.

Các cầu thủ nhí tham gia giải bóng đá dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt lần 3-2017 do Giáo hội Phật giáo VN TP.HCM tổ chức - Ảnh: NK

Nhằm góp thêm một góc nhìn, dưới đây là phân tích của bạn đọc này tham gia diễn đàn Làm gì để duy trì thành tích của đội U23 Việt Nam như tại vòng chung kết U23 châu Á?

"Bóng đá Việt Nam đã làm nên kỳ tích khi lứa U23 giành ngôi á quân châu lục lần đầu tiên trong lịch sử. Nhưng khi tất cả lắng xuống thì câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để duy trì sự thành công đó?

Chiến tích của U23 Việt Nam giúp gì cho thế hệ cầu thủ tương lai?

TTO - Làm gì để duy trì thành tích của đội U23 Việt Nam như tại vòng chung kết U23 châu Á? Mời bạn hiến kế với Tuổi Trẻ Online qua diễn đàn này.

Đương nhiên là phải chú trọng vào đào tạo bóng đá trẻ. Câu hỏi được đặt ra là các trung tâm đào tạo trẻ hiện nay đã làm được điều đó?

Mới chỉ đóng vai trò "nền nhà"

Nếu gọi các đội tuyển quốc gia là nóc thì V-League chỉ như tường nhà. Còn móng nhà chính là các trung tâm đào tạo cầu thủ trẻ. 

Kể từ năm 2010 trở lại đây, các trung tâm đào tạo trẻ chuyên nghiệp bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Sự thành công của lứa U23 Việt Nam hôm nay nhờ sự góp công sức rất lớn của các trung tâm đào tạo cầu thủ trẻ tương đối bài bản ở HA.GL và Hà Nội T&T mà bầu Đức và bầu Hiển xây dựng cách đây 7-8 năm. 

Quan trọng nhất là cần phải có nhiều sân chơi bóng đá cho trẻ em, ở thành thị cũng như nông thôn. Nếu làm tốt những điều này, bất chấp hạn chế thể hình và kinh tế, đẳng cấp châu Á là trong tầm tay với bóng đá Việt Nam, chứ không phải chỉ là thành công bất chợt của đội tuyển U23!"

Hà Phương

Thế nhưng tất cả trung tâm đào tạo trẻ này đều không thực hiện việc dạy bóng đá từ lớp vỡ lòng. Các cầu thủ trẻ trở thành "đầu vào" cho các trung tâm đào tạo trẻ chuyên nghiệp đều đã bộc lộ rất rõ tài năng bóng đá ở tuổi 10-12 chứ không phải ở độ tuổi 6-7 như các trung tâm đào tạo trẻ hàng đầu của thế giới. 

Bởi vậy có thể nói các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ ở Việt Nam vẫn chưa phải là cái móng của ngôi nhà bóng đá mà mới chỉ đóng vai trò là cái nền nhà mà thôi.

Chưa tạo ra được các tài năng

Học viện bóng đá HA.GL JMG và lò đào tạo của Hà Nội T&T đang cho ra những "sản phẩm" rất tốt, mà minh chứng là phần lớn các trụ cột của đội tuyển U23 Việt Nam ở giải U23 châu Á vừa qua đều đang là thành viên của 2 đội bóng này. 

Cả hai đều tuyển cầu thủ vào hệ thống đào tạo của mình sớm nhất là từ 11 tuổi, khi các cầu thủ trẻ đã bộc lộ mạnh mẽ tài năng bóng đá.

Học viện HA.GL JMG đã tuyển được một loạt tinh hoa bóng đá mầm non trên toàn quốc ở khóa đầu tiên. Đó là lứa của những Xuân Trường (Tuyên Quang), Công Phượng (Nghệ An), Tuấn Anh (Thái Bình), Hồng Duy (Bình Phước), Đông Triều (Quảng Nam).

Nhưng từ khóa 2 mọi chuyện đã khác khi mà đầu vào đã bị hạn chế đi nhiều, do bị cạnh tranh bởi các trung tâm đào tạo khác. Kết quả là khóa 2 chỉ giới thiệu được 2 gương mặt đáng kể là Văn Toàn và Văn Thanh (thật ra đều từ khóa 1 chuyển xuống). 

Trong khi đó, lò đào tạo của Hà Nội T&T lại giới thiệu thành công hàng loạt cầu thủ ưu tú như: Quang Hải, Duy Mạnh, Đình Trọng, Đức Huy.

Điều đó cho thấy Học viện HA.GL chưa tạo ra được các tài năng, mà chỉ đơn giản là phát triển các tài năng mà họ tuyển được từ đầu vào. Khi tuyển được thì phát triển được, còn khi bị các trung tâm đào tạo khác nẫng mất thì thua.

Khoảng trống sau lưng

Với việc các trung tâm đào tạo trẻ mới chỉ "lo" được cho lứa từ 11 tuổi trở lên, rõ ràng là đang có một khoảng trống lớn phía sau đối với các trẻ em dưới 11 tuổi đam mê bóng đá. Mà đây là vấn đề của phong trào: bóng đá học đường và bóng đá cộng đồng.

Đầu tiên cần một chương trình vận động quốc gia để thay đổi nhận thức của cha mẹ cũng như đề cao giáo dục thể chất ở trường học. Sau đó phải thay đổi chiến lược giáo dục quốc gia để trẻ em được giải phóng thời gian để học tập những thứ khác như thể thao, nghệ thuật... 

Và quan trọng nhất là cần phải có nhiều sân chơi bóng đá cho trẻ em, ở thành thị cũng như nông thôn.

Nếu làm tốt những điều này, bất chấp hạn chế thể hình và kinh tế, đẳng cấp châu Á là trong tầm tay với bóng đá Việt Nam, chứ không phải chỉ là thành công bất chợt của đội tuyển U23!"

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Theo bạn, làm gì để duy trì thành tích của đội U23 Việt Nam như tại vòng chung kết U23 châu Á? Mời bạn hiến kế với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Cảm ơn bạn!

Thăm dò ý kiến

Làm gì để duy trì thành tích của đội U23 Việt Nam như tại vòng chung kết U23 châu Á? Theo bạn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

HÀ PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên