28/09/2018 15:45 GMT+7

Các nước 'quản' sách giáo khoa ra sao?

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Tại Trung Quốc, các trường được phép dùng các bộ sách giáo khoa khác nhau của các nhà xuất bản khác nhau. Ở Nhật Bản, thị trường sách giáo khoa được mở rộng cho tất cả các nhà xuất bản, kể cả tư nhân.

Các nước quản sách giáo khoa ra sao? - Ảnh 1.

Tại Thái Lan, học sinh không phải tốn tiền mua sách giáo khoa - Ảnh: Blogspot

Học sinh và phụ huynh Thái Lan không lo tốn tiền mua (SGK) mỗi năm bởi toàn bộ chi phí đã được nhà nước lo.

Theo báo The Nation của Thái Lan, năm nay chỉ tính riêng tiền trang bị SGK miễn phí đã là 2 tỉ baht (hơn 1.400 tỉ đồng). Con số này chỉ bằng 1/10 số tiền nhà nước bỏ ra cho việc miễn học phí cho tất cả học sinh.

Việc trang bị SGK mới hoàn toàn cho học sinh mỗi năm được cho là sẽ giúp các em luôn nắm được nội dung mới nhất khi sách được cập nhật.

Tuy nhiên, do chi phí này quá lớn, hồi tháng 3-2018, Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan Teerakiat Jareonsettasin từng đề xuất cắt giảm quỹ SGK miễn phí. Thay vào đó là chương trình mượn sách bắt buộc để giảm gánh nặng ngân sách.

Ý tưởng này sau đó vấp phải sự phản đối của dư luận. Rốt cuộc, Bộ Giáo dục Thái Lan quyết định vẫn theo cách cũ mà làm.

Tại Trung Quốc, bên cạnh bộ SGK quốc gia, các trường học được phép sử dụng các bộ SGK khác do các nhà xuất bản khác nhau sản xuất. Tuy nhiên, trước tình trạng bát nháo của thị trường SGK trong vài năm trở lại đây, chính quyền đã bắt đầu siết chặt kiểm soát.

Theo Tân Hoa xã, kể từ đầu năm học 2019, thanh tra giáo dục sẽ tăng cường kiểm tra đột xuất các trường học. Bất kỳ trường hợp nào bị phát hiện sử dụng SGK có nội dung không phù hợp hoặc chưa được cơ quan nhà nước chấp thuận sẽ bị xử lý.

Nhật Bản, thị trường SGK được mở rộng cho tất cả các nhà xuất bản, kể cả tư nhân. Vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc xét duyệt, yêu cầu sửa chữa cho phù hợp và công bố các SGK đạt chuẩn.

Phá vỡ thế độc quyền sách giáo khoa: Cửa mở nhưng ngại vào!

TTO - Bộ Thông tin và truyền thông đã cấp phép thêm cho 4 NXB có đủ điều kiện về nguồn lực và mạng lưới cộng tác viên được bổ sung chức năng xuất bản sách giáo khoa, tạo tiền đề cho việc phá vỡ thế độc quyền trong xuất bản SGK của NXB Giáo Dục.

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên