Phóng to |
* Theo ông, khách hàng phải chịu trách nhiệm về vi phạm hay họ là “nạn nhân” của việc không chấp hành pháp luật?
- Trước hết họ là nạn nhân. Người tiêu dùng thông thường muốn nhanh chóng, tiện lợi mà ít biết đến quy định của pháp luật. Người bán biết rất rõ làm như vậy là sai nhưng cố tình vi phạm. Tuy nhiên, khách hàng cũng là người có lỗi. Có người vô tình phạm lỗi. Nhưng cũng có không ít người cố tình mua sim “vô danh” để quấy rối, xúc phạm người khác và các hoạt động khác ảnh hưởng đến an ninh mạng.
* Theo ông, quy định về đăng ký thuê bao di động trả trước đã có hiệu lực từ tháng 8-2009 nhưng vì sao đến nay mới kiểm tra, xử lý?
-Thời gian đầu các nhà mạng thực hiện tương đối nghiêm chỉnh. Khách hàng đổ xô đi đăng ký lại tên, địa chỉ cho chính xác vì sợ bị cắt liên lạc. Sau đó mọi việc lại đâu vào đấy. Các doanh nghiệp viễn thông mải mê chạy đua bán sim, mở rộng thị phần. Cơ quan quản lý thì lúng túng, chưa biết cách nào để xác định thuê bao có thông tin sai với số lượng theo tôi đánh giá lên đến hàng chục triệu. Bộ Thông tin và truyền thông đã gửi dữ liệu khách hàng sang Bộ Công an để rà soát nhưng đến nay chưa có kết quả.
Thực tế đến lúc này các nhà mạng không sợ ai cả. Tôi đã hai lần ban hành văn bản, hai lần gặp trực tiếp các nhà mạng để yêu cầu, để cảnh báo, để khẳng định tôi nói là làm và làm đến cùng. Chúng tôi buộc phải mạnh tay và sẽ mạnh tay hơn nữa.
* Chỉ có một mình TP.HCM xử lý thuê bao không khai báo chính xác thông tin liệu có làm dư luận đặt câu hỏi nghi ngờ về tính nghiêm minh, tính thống nhất của quy định này?
- Mới đây, tôi có trao đổi với lãnh đạo Bộ Thông tin và truyền thông là tôi sẽ làm và quyết làm bằng được. Sau khi có kết quả, đề nghị bộ triển khai cách làm của TP.HCM trên toàn quốc. Tôi cho rằng khi bộ kiên quyết vào cuộc thì sẽ không còn tình trạng chỉ có mình TP.HCM làm như trong xử lý game online. Tôi tin chắc rằng kỷ cương trong cung cấp dịch vụ điện thoại di động sẽ được lập lại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận