Ngoài ra, thận cũng còn là một tuyến nội tiết tham gia vào việc tạo máu và điều hòa huyết áp động mạch.
Nếu chức năng thận suy giảm sẽ làm cho thận không đảm bảo được các nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể, hơn nữa dễ gây nên những bệnh lý về thận. Do đó, chúng ta cần chủ động phòng ngừa bệnh.
- Nếu người bệnh có bệnh tiểu đường: cần phải điều trị tốt đường máu (ở mức bình thường) và thường xuyên kiểm tra định kỳ chất đạm trong nước tiểu (đây là dấu hiệu của bệnh thận).
- Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp.
- Điều trị tốt bệnh tăng mỡ máu.
- Không hút thuốc lá: các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc lá là một yếu tố gây ra tiểu đạm (tổn thương thận).
- Không uống nhiều rượu.
- Nên ăn các thức ăn có lợi như cá, rau quả và nên ăn ít muối, ít chất béo.
Một số thức ăn ít muối như:
+ Thực phẩm tươi: trái cây, rau quả;
+ Cá, thịt, gà, vịt, gia cầm;
+ Rau quả đông lạnh;
+ Củ hành, tiêu, chanh, gừng.
- Uống đủ nước: khoảng 2-3 lít/ngày tùy mức vận động, thời tiết.
- Thể dục đều đặn.
- Không tự ý dùng thuốc bừa bãi.
- Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.
Khi khám thận cần chú ý kiểm tra:
+ Huyết áp;
+ Nước tiểu: đạm, hồng cầu, bạch cầu;
+ Xét nghiệm máu: ure, creatinin.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận