Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội thảo. Theo ông Đam, đào tạo bác sĩ sẽ thay đổi theo hướng 4+2+2 năm tùy công việc, không cố định 6 năm như hiện nay - Ảnh: L.ANH
"Ở Pháp, từ những năm 1980 đều đào tạo bác sĩ trong thời gian 8 năm, còn ở Việt Nam hiện nay vẫn đào tạo bác sĩ trong 6 năm, chỉ một số rất ít các trường lớn đào tạo hệ bác sĩ nội trú kéo dài 8 năm.
Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị mở rộng hệ đào tạo này, nhưng số lượng bác sĩ nội trú được đào tạo vẫn quá ít, không đáp ứng được nhu cầu" - ông Ngô Quý Châu cho biết.
Ở vị trí một người sử dụng nhân lực y tế, ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho rằng việc đào tạo và sử dụng nhân lực y tế hiện không liên kết với nhau.
"Nếu không tổ chức kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề quốc gia cho bác sĩ thì chất lượng bác sĩ sẽ không đồng đều. Cần xây dựng một chuẩn quốc gia trong đào tạo, đánh giá, thực hành y khoa" - ông Bỉnh đề xuất.
Phát biểu tại hội thảo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay đào tạo y khoa ở Việt Nam sẽ theo hướng 4+2+2 (năm), trong đó các ngành bác sĩ điều trị sẽ đào tạo 8 năm.
Tương lai Việt Nam cũng sẽ có kỳ thi đánh giá tay nghề bác sĩ, nhưng trong thời gian "quá độ" sẽ có ít nhất một trung tâm kiểm chuẩn bước đầu đánh giá chất lượng bác sĩ trước khi mở kỳ thi kể trên.
Trao đổi với báo chí sau phiên họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng thời gian đào tạo như hiện nay thì bác sĩ chưa thể làm việc độc lập. "Ít nhất phải đào tạo 8 năm, bác sĩ chuyên khoa sâu phải đào tạo 10 năm" - ông Bỉnh đề nghị.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận