Các nhà sản xuất ô tô đã phát triển công nghệ để giảm tiếng ồn trên đường trong nhiều thập kỷ. Cabin ô tô giờ đây yên tĩnh hơn bao giờ hết.
Chẳng hạn, Honda/Acura giới thiệu công nghệ chống ồn chủ động có thể chống lại các tần số khác, chẳng hạn tiếng máy bay không người lái trên đường cao tốc, hay tiếng ồn của gió khi xe lướt đi.
Nói cách khác, một số mẫu xe của Honda và Acura có tính năng khử tiếng ồn chủ động để cabin trở nên yên tĩnh và thư thái hơn. Hay BMW sử dụng tiếng động cơ giả để phù hợp với quy định ở châu Âu về hạn chế tiếng ồn.
Ngoài ra, mọi cuộc thử nghiệm tiếng ồn và đường hầm gió đã gây ra hậu quả là ô tô giờ đây quá yên tĩnh, đến các tài xế rất khó nghe thấy tiếng xe cứu thương, xe cứu hỏa nếu không mở cửa sổ, theo NBC. Thậm chí, bất chấp vô số cảm biến, việc phát hiện kịp thời các xe khẩn cấp cũng không hề dễ dàng. NBC ví von cabin ô tô giờ chẳng khác gì “cái kén”.
Giờ đây, lực lượng cứu hộ khẩn cấp phải cố gắng thích nghi với cabin ô tô ngày càng yên tĩnh, theo nhiều cách khác nhau. Họ chạy hai còi báo động đồng thời, hay sử dụng loại còi mới có thêm các xung động làm tăng tính khẩn cấp cho tiếng hú. Nhưng cabin ô tô cách âm quá tốt và được cải thiện qua từng năm. Điều này đang chồng chất thêm nguy hiểm cho người lái xe khẩn cấp phải đối mặt, cũng như những người sử dụng dịch vụ này.
Theo trang NBC, thời gian phản hồi của sở cứu hỏa ở các thành phố ở Mỹ trung bình là 7-8 phút, nhưng lằn ranh sống chết có thể chỉ 10-15 giây trong một số trường hợp. Nếu có người đau tim, 10 phút là khoảng thời gian sinh tử kể từ lúc bắt đầu lên cơn. Còn các đám cháy có thể vượt khỏi tầm kiểm soát chỉ trong khoảng 30 giây.
Có thể sau này sẽ xuất hiện khả năng người lái xe khẩn cấp có thể gửi tín hiệu vào màn hình kỹ thuật số hay HUD cho các xe khác. Nhưng cho đến lúc đó, tài xế vẫn phải tiếp tục quan sát phía sau và lắng nghe các phương tiện khẩn cấp từ bên trong cabin ô tô yên tĩnh đến khó tin.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận