16/08/2024 15:00 GMT+7

Cà phê Việt chinh phục thị trường trong và ngoài nước

Lắng nghe “gu thượng đế” để chen chân vào nhiều thị trường, tạo ra hương vị quen để người dùng có sự trải nghiệm tốt hơn, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế (FDA)… đó là cách các doanh nghiệp, thương hiệu cà phê Việt từng bước chinh phục thế giới.

Ngoài xuất khẩu sang thị trường châu Âu, một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt còn hướng đến làm ra sản phẩm cà phê sạch cho tiêu dùng nội địa - ẢNH: HỮU HẠNH

Ngoài xuất khẩu sang thị trường châu Âu, một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt còn hướng đến làm ra sản phẩm cà phê sạch cho tiêu dùng nội địa - ẢNH: HỮU HẠNH

Đồ uống "quốc dân" có mặt toàn cầu

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam, tổng diện tích trồng cà phê cả nước khoảng 710.000 ha. Giá trị bền vững trong lĩnh vực cà phê đã tăng từng năm, khoảng 23%/năm với nhiều chương trình phát triển cà phê bền vững.

Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, chỉ sau Brazil. Và châu Âu vẫn là thị trường lớn nhất của cà phê xuất khẩu từ Việt Nam. Riêng năm 2023, khối lượng cà phê xuất sang châu Âu gần 802.000 tấn (chiếm hơn 48%) với giá trị 1,9 tỉ USD (chiếm 46% tổng giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam).

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam, nhìn nhận ngày càng có nhiều người châu Âu như Ý, Đức, tiêu thụ cà phê tại nhà, quán cà phê, dẫn đến sự tăng trưởng trong phân khúc thị trường thương mại.

"Tôi lấy ví dụ như ở Đức, ngành công nghiệp rang xay cà phê của Đức đã phát triển thành một trong những ngành quan trọng nhất trên thế giới, phục vụ cả thị trường nội địa và xuất khẩu lớn nhất cho châu Âu, cũng như nhiều thị trường khác trên thế giới", ông Hải thông tin.

Cà phê sạch xuất khẩu châu Âu nhưng không quên thị trường nội địa

Theo đại điện hệ thống Napoli Coffee, trong hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cà phê Việt Nam, có những quốc gia vốn là quê hương của những ly cà phê làm say đắm toàn cầu như espresso, cappuchino… vẫn tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam.

Tuy nhiên, vị này cho rằng nhiều doanh nghiệp bàn chuyện cà phê sạch để xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ... mà quên rằng người Việt Nam mình cũng cần uống cà phê sạch.

"Các doanh nghiệp cần quan tâm đến thị trường trong nước. Ngoài việc xuất khẩu để mang về kim ngạch ấn tượng, thì cần xây dựng dữ liệu về sở thích, hành vi tiêu dùng, cá nhân hóa đặc điểm hương vị cà phê theo từng phân khúc, khách hàng để phục vụ thị trường trong nước", ông Nguyễn Đức Hưng - giám đốc điều hành Napoli Coffee nói.

Thực tế, sau gần 30 năm có mặt trên thị trường và xuất khẩu hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có Brazil, Napoli Coffee đã mở ra nhiều chi nhánh mới trên toàn quốc và được người tiêu dùng tin tưởng.

Từng khâu chế biến được quản lý nghiêm ngặt, hạt cà phê chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế (FDA) khẳng định được giá trị "hạt ngọc đen" của Napoli Coffee.

Vì thế, trong "Hội chợ triễn lãm tôn vinh hàng Việt 2024" sắp diễn ra (từ ngày 27 đến 30-8) tại Trung tâm hội chợ và triễn lãm Sài Gòn, Napoli Coffee sẽ ra mắt các sản phẩm cà phê thơm ngon, các sản phẩm mới với ưu đãi "Mua 1 tặng 1" cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác.

Cà phê Việt chinh phục thị trường trong và ngoài nước- Ảnh 2.

Napoli Coffee ra mắt nhiều sản phẩm cà phê sạch, với nhiều ưu đãi và các gói nhượng quyền có chính sách giảm giá lớn - ẢNH: HỮU HẠNH

Cà phê Napoli là cái tên quen thuộc với hơn 3.000 cửa hàng nhượng quyền trên cả nước và một số quốc gia trên thế giới. Mô hình chuỗi cà phê nhượng quyền bình dân này từng ghi dấu ấn doanh thu hàng tỉ đồng trong bối cảnh dịch COVID-19.

Hội chợ sắp tới, Napoli Coffee tiếp tục ghi dấu ấn với các gói nhượng quyền có chính sách giảm giá lớn. Trách nhiệm cùng câu chuyện nhượng quyền là cam kết 5 không: không tạp chất, không chất bảo quản, không chất độc hại, không ngại về giá, không phá sức khỏe của bạn.

Ý, Đức là quốc gia "mê" mua cà phê Việt lớn nhất hiện nay

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu khoảng 902.000 tấn cà phê, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng kim ngạch đạt 3,2 tỉ USD - tăng hơn 34% so với cùng kỳ năm trước do giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh.

Dự báo năm 2024 kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt có thể đạt 5,5 tỉ USD, thậm chí lên tới 6 tỉ USD nếu thuận lợi.

Cà phê Việt xuất khẩu sang 80 thị trường, trong đó có 10 thị trường đạt kim ngạch trên 100 triệu USD và Ý, Đức là quốc gia "mê" mua cà phê Việt lớn nhất hiện nay.

Về phía doanh nghiệp, ở mảng cà phê chế biến, các doanh nghiệp FDI chiếm thị phần áp đảo, còn mảng cà phê nguyên liệu thì doanh nghiệp Việt dẫn đầu.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên