28/12/2013 09:01 GMT+7

Cá lộ nguyên xương cốt lung linh khi "nhuộm màu"

THIÊN NHIÊN
THIÊN NHIÊN

TTO - Giáo sư, nhiếp ảnh gia khoa học Adam Summers làm việc tại ĐH Washington (Mỹ) đã sử dụng kỹ thuật “nhuộm màu” để quan sát cấu trúc bên trong cơ thể các loài cá, hãng ABC (Mỹ) đưa tin.

Dự án “nhuộm màu” cá của GS Adam Summers được thực hiện với mục đích nghiên cứu cơ chế sinh học các loài cá, giúp người xem có cái nhìn cơ bản về cấu trúc bên trong của cá, đặc biệt là quan sát được cận cảnh các đốt sống và các mô mềm của chúng.

Quá trình “nhuộm màu” cá lâu hay mau tùy vào kích cỡ loài cá, nếu cá nhỏ chỉ mất khoảng 3 ngày để thực hiện, còn mẫu cá lớn có thể mất nhiều tháng mới hoàn thành, trích lời của GS Summers trên ABC.

Trước tiên, ông Summers tẩy trắng cá bằng chất lỏng trong suốt Hydrogen peroxide, tiếp theo dùng hai chất khác nhau để “nhuộm” cá, đó là chất Alcian blue tạo màu xanh đậm và chất Alizarin red S biến các mô của cá thành màu đỏ thẫm.

Sau đó, ông dùng enzyme tiêu hóa Trypsin để loại bỏ phần thịt, còn xương và da được giữ nguyên vẹn nhờ chất Collagen. Các mẫu cá được ngâm trong dung dịch Glycerine và điều chỉnh cá ở nhiều tư thế khác nhau rồi chụp cơ thể cá bằng máy ảnh Canon 5D Mark III.

Theo ABC, một số loài cá được ông chọn để thực hiện dự án “nhuộm màu” này là cá nóc Thái Bình Dương Eumicrotremus orbis, cá đuối Leucoraja erinacea, cá đuối Gymnura và cá bống biển Artedius harringtoni. Hiện có 14 ảnh cá “nhuộm màu” khổ lớn đang được trưng bày tại Công viên thủy sinh Seattle (thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ).

Q7ICtwRG.jpg
Cá bống biển Artedius harringtoni
ncAhMocC.jpg
Cá đuối Gymnura
EAxZwIWW.jpg
Cá đuối Leucoraja erinacea
dJBWW0x6.jpg
Cá nóc Thái Bình Dương Eumicrotremus orbis

Hình ảnh một số loài cá khác được “nhuộm màu”

qdNGwBZn.jpg
R1AHoeXp.jpg
SPUdsbkj.jpg
MayFiFbX.jpg
Sg4j5viI.jpg
DmJH9gqb.jpg
THIÊN NHIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên