Thay vì một chiếc bán tải hay xe chuyên dụng cắm trại với hằng hà sa số đồ đạc (thử tưởng tượng tới nhà Park trong Ký sinh trùng của Boon Jong Ho) - Nicola và Andrew Hughes chọn hai chiếc... xe đạp đôi.
Cùng bé Hope nay mới 5 tuổi và bé Wilfred, nay 4 tuổi, và bắt đầu từ Flowerpot, Woolbridge, nằm phía Nam thủ phủ Hobart, Tasmania, gia đình nhỏ 4 người xuất hành để khám phá “nơi chốn và con người đông tây nam bắc.”
Nhà Hughes đã đi 14000km để “chứng kiến sự đa dạng của con người và cảnh quan của nước Úc, để nhận ra nơi chốn nhỏ bé của chúng tôi tại Tasmania rất đặc biệt, nhưng hãy còn nhiều điều hay ho hơn thế.”
Dọc đường, chuyến đi từ dự định khám phá ban đầu của họ đã trở thành một lớp học di động, với nhiều trường học khác nhau chính là những dự án đến từ việc chia sẻ trải nghiệm trên Skype.
“Chúng tôi xem đây là một cơ hội có một-không-hai để tự bứt ra khỏi cuộc sống bình thường, cũng không chú trọng phải đặt nhiều thử thách lên lũ trẻ khi chúng vẫn còn nhỏ,” Andrew chia sẻ.
Hai vợ chồng cũng “hơi ngạc nhiên” trước cách Wilfred và Hope ứng phó và thích nghi với tình hình, và hơn ai hết, họ nhìn thấy những lợi ích của việc hạn chế thời gian trẻ nhỏ tiếp xúc với màn hình.
“Hai đứa rất giỏi tham gia những dự án phải vận động tay chân, mà cũng hết sức toàn tâm với chúng, sau những ngày ròng rã trên xe đạp và đắm chìm trong thiên nhiên,” Andrew nhận xét.
Cái ý nghĩ “ta phải mang theo đồ chơi để bọn trẻ có chuyện làm” không còn như trước, khi mỗi khi hạ trại, hai cô cậu bé sẽ đi tìm đá để xếp thành đường chạy đua hay tạo thành một chỗ nấp cho riêng mình.
“Con bé thoáng một cái là chạy đến bên một nhóm trẻ, và ngay lập tức chơi cùng với những đứa khác.” Với Hope, đó là một cú huýt to lớn sự tự tin của cô bé.
“Quan sát trí tưởng tượng của chúng ngày càng phong phú, và cách cả hai nghĩ ra những cách chơi đùa mới phải nói cực kỳ lý thú,” chị Nicola chia sẻ.
Hai vợ chồng cũng đồng ý rằng việc gặp gỡ những con người khác cũng là một dấu son của chuyến hành trình.
“Chặng đường 50 km dọc biển nơi tập trung 80-90 người Úc, chúng tôi né, thay vào đó chọn đi con đường vắng vẻ. Con người ở những nơi yên tĩnh ấy nhìn chung thân thiện hơn, và chúng tôi kết bạn rất nhanh. Càng thưa thớt, con người càng thân thiện.”
Thế nhưng họ cũng gặp phải đôi chút tiêu cực từ những người bất đồng, những người cho rằng chuyến đi vẫn rất nguy hiểm: từng có những chuyện như không có nước sạch hay không có sóng điện thoại – như đoạn đường 150km nối giữa bang Tây Úc và Nam Úc chỉ có đá vôi, xuyên qua đồng bằng Nullarbor (nghĩa đen là “không cây cối”).
“Có người bảo họ không thích chúng tôi đi cùng bọn trẻ trên các xa lộ đông đúc, nhưng nhiều người khác lại khen ngợi cái tinh thần thám hiểm của người Úc vẫn còn đó,” theo Andrew.
“An toàn là tối quan trọng.” Nếu cần thiết, họ sẵn sàng thay đổi là chọn đường dễ đi hơn và ngắn ngày hơn, để hai bạn trẻ có thể chạy nhảy nhiều hơn.
Còn ít ngày nữa, ngày 18/12, theo dự kiến họ sẽ về nhà tại Woolbridge, theo đúng truyền thống “không né khó” của gia đình, bằng hướng băng qua khu bảo tồn Cao nguyên miền trung, Tasmania.
Câu hỏi mà cả hai thường nghe nhất, hẳn nhiên, sẽ từ hai đứa trẻ “Mình đã tới chưa?”, dù còn khuya Hope và Wilfred mới thấy chán với chuyến đi đầu đời lý thú dường này. Chắc chắn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận