Kỳ 1:
Phóng to |
Ông Bùi Văn Tuệ (ấp Xóm Đồng 2, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) làm thuê cho một chủ vườn để mưu sinh hằng ngày - Ảnh: Quang Vinh |
Giữa trưa, anh Bùi Thanh Nhân (37 tuổi, ấp Xóm Đồng 2, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, Sóc Trăng) vẫn gồng sức vác gạch, sàng cát. Có người gọi anh vào nghỉ tay ăn cơm trưa nhưng anh vẫn hì hục làm việc. Chỉ khi sàng xong đống cát to, anh Nhân mới vào lán ăn cơm chỉ có con mắm nhỏ và trái dưa leo. Mấy người bạn thợ hồ đã ngả lưng chợp mắt nhưng anh vẫn đăm chiêu suy tính.
Ráng sức vẫn nghèo
Đầu giờ chiều, anh quyết định xin chủ thầu cho nghỉ việc phụ hồ để đi làm việc khác, nghe nói có công trình nào đó mới khởi công. Cách ráng sức để xong việc gần như là thuộc tính của anh, của những nông dân nghèo lo sợ thất nghiệp. Đến giữa buổi chiều khi đã hoàn thành công việc, anh Nhân nhận 70.000 đồng từ chủ thầu rồi vội cầm mũ bảo hiểm ra đầu lộ xin quá giang để đến chỗ làm khác: vác lúa mướn.
Ở đây có hàng chục người đang hối hả làm việc. Từng bao lúa nặng 50-65kg được vác từ ruộng vào nhà dân. Mỗi bao được trả khoảng 4.000 đồng tùy đoạn đường vận chuyển. Chiều hôm đó anh Nhân chỉ vác được 12 bao vì đuối sức. Vác lúa mướn cho một chủ đất được hai ngày thì hết việc, ngay hôm sau anh lại xin vác lúa cho một người đi buôn lúa, vác từ bờ kênh xáng xuống ghe. Có ngày anh gồng sức vác đến 0g, khi hết lúa trên bờ mới thôi.
Vợ anh, 36 tuổi, chuyên nghề cắt cỏ, làm vườn, cũng thường xuyên thất nghiệp. Mới đây, vợ anh đến khu công nghiệp xin việc làm nhưng bị từ chối vì người ta chỉ nhận người dưới 30 tuổi. Hai vợ chồng học vấn mới đến lớp 2, lớp 3 đang cố sức nuôi hai con học lớp 2 và lớp 9. Nhưng với món nợ trên 20 triệu đồng từ tiền làm nhà, tiền vay ngân hàng, anh nói sẽ cho con trai đang học lớp 9 nghỉ học để làm hồ như cha. Công việc làm thuê của anh Nhân cũng khi có khi không. Những ngày thất nghiệp, anh và gia đình đành vay mượn tiền để “ăn trước trả sau”.
Ba đời làm mướn
Nghèo khó do không có việc làm Ông Lê Hoàng Điện - chủ tịch UBND huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng - cho biết huyện có 15.540 hộ dân nghèo, chiếm 21% trong tổng số 74.000 hộ dân toàn huyện. Đa số hộ nghèo không có hoặc ít đất sản xuất. Bà con phải đi làm mướn hoặc làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp nhưng doanh nghiệp lại đình trệ sản xuất do tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Mặt khác, người nông dân nghèo đi cắt lúa mướn theo mùa vụ không thể cạnh tranh được với máy gặt đập liên hợp... “Sẽ không thể chăm lo đầy đủ được hết số hộ dân nghèo đang gặp khó khăn. Điều quan trọng hiện nay là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động để giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, từ đó mới có hi vọng giúp bà con thoát nghèo” - ông Điện nói. |
“Tui già yếu nhưng bà con tin tưởng, 40 năm đi làm mướn không ai chê trách. San xong mảnh vườn 2 công đất này, cỡ hai tuần tui được 2,5 triệu đồng” - ông nói. Mấy đời trước, gia đình ông ở miệt Ngã Bảy (Hậu Giang) cũng nghèo không có đất, chuyên đi làm mướn trồng lúa. Nhưng lúc đó ít người làm mướn, một ngày làm ăn được 3-4 ngày chứ không như bây giờ. Ông bảo bây giờ làm ngày nào ăn ngày đó nhưng cũng không đủ tiền mua thuốc mỗi khi đau ốm.
Mong muốn chí thú làm mướn rồi sẽ có dư xem ra với gia tộc ông vẫn chưa thể thành hiện thực. Đến thế hệ con cháu ông vẫn chạy ăn từng bữa, bản thân vợ chồng ông vẫn nằm trong diện có sổ hộ nghèo và có bệnh do lao lực. Khi nói đến bệnh tật, ông Tuệ lại buồn so kể về mấy lần té suýt chết trong lúc làm mướn.
Hỏi ngần ấy năm làm mướn ông có dành dụm được gì không, ông Tuệ nói: “Chẳng có gì, tui có bốn đứa con, hết thảy đều làm mướn. Mấy đứa cháu thì có đứa nuôi con học tới lớp 9 rồi, hi vọng nó sẽ làm thầy làm thợ chứ không làm mướn như tui”. Nhưng khi cùng ông đến tận nhà anh Nhân, con ông, mới biết đứa cháu trai đang muốn được tiếp tục đi học nhưng ba mẹ lại muốn cho nghỉ để đi làm phụ hồ. Cháu nói gọn lỏn: “Ba biểu con phải nghỉ học vì ba nuôi hết nổi, nghỉ học để đi làm thợ hồ”. Nghe vậy ông ngồi chết lặng. Ngôi nhà tình thương vốn nhiều tiếng cười nói ấm áp bỗng chốc lặng lẽ lạ thường.
Ông Tuệ an ủi cháu: “Thôi đừng trách ba mẹ nữa. Ba mẹ con đã ráng hết sức rồi. Con có biết ba đi làm mướn cực khổ lắm không, phải nhín nhắn từng con cá miếng cơm lo cho tụi con”.
Trước khi ra về, ông Tuệ ngậm ngùi nói với cháu: “Làm mướn cũng phải học, học để biết cách tính toán mần ăn. Thời nay khác trước rồi, không chỉ chí thú bỏ sức ra là được đâu. Ráng làm đàng hoàng, đừng để nghèo khó như cha ông mình nghen con”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận