TTCT - Trên sơ đồ venn biểu diễn tập hợp những món đồ chơi con nít và những thứ làm người ta dựng tóc gáy, búp bê nằm trong vùng giao thoa giữa 2 nhóm này. Búp bê trong phim Squid Game.Khi loạt phim Squid Game (Trò chơi con mực) của Netflix trở thành hiện tượng toàn cầu, một trong những khung hình quen thuộc từ bộ phim được lan truyền trên mạng là hình ảnh một búp bê bé gái khiến ai nhìn vào cũng thấy rợn người. Nhưng nếu được yêu cầu chỉ ra điểm nào đáng sợ ở tạo hình búp bê trong Squid Game, có lẽ nhiều người sẽ lúng túng; ngoại trừ kích thước gấp đôi người trưởng thành, mọi đặc điểm khác của nó đều như mọi con búp bê đồ chơi khác. Phải chăng cảm giác “thấy ghê” này là kết quả của quá trình dài tiếp xúc với văn hóa đại chúng nơi búp bê là đề tài màu mỡ của các tác phẩm kinh dị giật gân, hay bên trong mỗi người vốn đã tồn tại nỗi sợ cố hữu với những con búp bê vô hại?Nỗi sợ không của riêng aiTrong đúng một tiếng đồng hồ mỗi ngày bắt đầu từ 10h16 tối theo giờ New South Wales (Úc), Facebook của Patrick Lenton tràn ngập hình ảnh búp bê được đăng tải bởi các thành viên một nhóm kín mà anh tham gia có tên “Spooky Doll Hour” (Một giờ với búp bê ma quái). Nội quy nhóm rất đơn giản: các thành viên chỉ được đăng bài và bình luận trong đúng khung giờ quy định mỗi ngày, bất cứ ai làm trái đều được mời ra khỏi nhóm kèm lời hù dọa “bị búp bê ám suốt đời”. Chủ đề duy nhất được chấp nhận là những con búp bê ma quái, còn thế nào là ma quái thì tùy cộng đồng đánh giá. “Các bài đăng chủ yếu mang tính hài hước, đôi lúc là hình ảnh về những con búp bê khiến người ta nổi da gà mà mọi người bắt gặp ngoài đời” - Lenton chia sẻ trên báo The Guardian.Không phải ai cũng đam mê búp bê thấy ghê như vậy, cứ hỏi các nhân viên Bảo tàng Đồ chơi Pollock ở London thì biết. Tại đây, những phòng trưng bày như bước ra từ tác phẩm của Charles Dickens chất đầy các loại đồ chơi tự cổ chí kim khiến du khách trầm trồ thích thú, nhưng có một căn phòng mà nhiều người không dám bén mảng: nơi trưng bày bộ sưu tập búp bê của bảo tàng.Những con búp bê làm từ đủ chất liệu được đem về từ khắp nơi trên thế giới: búp bê thời Victoria hơn 150 năm tuổi, búp bê gỗ Hà Lan có niên đại từ cuối thế kỷ 19, hay những búp bê trong trang phục truyền thống của Nhật Bản và Trung Quốc... Là căn phòng cuối cùng trước khi đến cửa ra, nhiều khách tham quan vẫn chọn cách quay ngược lại lối vào để ra ngoài chứ nhất quyết không chịu đi qua căn phòng “khiến họ phát khiếp” đó - theo Ken Hoyt, một nhân viên có thâm niên hơn 7 năm làm việc tại bảo tàng. Điều đặc biệt là người lớn - chứ không phải trẻ em - mới là những người thường sợ căn phòng ấy nhất, đặc biệt là vào mùa đông khi mặt trời lặn sớm và không khí trong phòng u ám hơn bình thường, Hoyt nói với tạp chí Smithsonian. Búp bê thế kỷ 19 ở Anh.Nỗi sợ búp bê phổ biến đến mức trong tiếng Anh có hẳn từ vựng dành riêng để gọi tên nó: pediophobia, ghép từ gốc pedio- (dùng cho những thứ nhỏ nhắn như trẻ em) và -phobia (nỗi sợ). Nhưng từ khi nào mà búp bê lại chịu nhiều tiếng xấu đến vậy?Tại phim tại ảnhBúp bê là một trong những món đồ chơi trẻ em lâu đời nhất thế giới (một con búp bê đá 4.000 năm tuổi từng được khai quật trên đảo Pantelleria ngoài khơi Địa Trung Hải vào năm 2004) và hiện diện trong hầu hết các nền văn hóa từ Đông sang Tây. “Búp bê có truyền thống được sử dụng để phản ánh các giá trị văn hóa, cách người ta nhìn nhận trẻ em, hoặc muốn chúng trở thành người như thế nào” - theo bà Patricia Hogan, giám tuyển tại Bảo tàng Trò chơi quốc gia Strong ở New York (Mỹ).Nhà tâm lý học Frank McAndrew của Đại học Knox cho rằng búp bê tạo cho người ta cảm giác khó chịu vì một mặt chúng trông giống như người nhưng mặt khác chúng ta lại thừa biết chúng không phải người thật. Bộ não của con người có khả năng đọc vị biểu cảm khuôn mặt nhằm nắm bắt thông tin về đối phương như ý định, cảm xúc và các mối đe dọa tiềm ẩn, và bản năng này dường như được kích hoạt khi đứng trước một con búp bê có hình dáng như người thật. “Chúng ta không biết phải phản ứng như thế nào, cũng giống như khi ta không thể phán đoán liệu mình có đang gặp nguy hiểm hay không... Thế giới mà não bộ con người tiến hóa để học cách xử lý thông tin không tồn tại những thứ như búp bê” - ông McAndrew nói với Smithsonian.Văn hóa đại chúng rõ ràng cũng không đứng ngoài cuộc trong việc củng cố nỗi sợ này. Vào thế kỷ 18 và 19, khi công nghệ sản xuất cải tiến giúp những con búp bê trở nên giống người hơn (ví dụ biết nhắm/mở mắt), các nghệ sĩ và nhà văn gần như ngay lập tức đã bắt tay vào khám phá khía cạnh kinh dị của chúng.Những câu chuyện của nhà văn người Đức E. T. A Hoffman được nhiều người coi là sự khởi đầu của thể loại robot/búp bê rùng rợn trên văn đàn. Sang thế kỷ 20, những con búp bê càng trở nên đáng sợ trên màn ảnh với những “vai diễn” chân thực nhờ vào công nghệ làm phim mới với khả năng thổi hồn vào những vật vô tri: đó là những tác phẩm như The Devil-Doll (1936), Poltergeist (1982) hay The Twilight Zone (1983)... Và không thể không nhắc đến bộ phim huyền thoại Child’s Play với nhân vật búp bê sát nhân Chucky đã làm ám ảnh bao nhiêu thế hệ, hay gần đây nhất là búp bê bị quỷ ám Annabelle trong bộ phim cùng tên năm 2014 của vũ trụ điện ảnh The Conjuring.“Hầu hết các con búp bê đều mô phỏng hình dáng con người. Nhưng chúng thiếu một khía cạnh lớn, đó là cảm xúc. Vì vậy, chúng chỉ là lớp vỏ... Chúng rỗng bên trong và khoảng trống đó cần được lấp đầy” - đạo diễn John Leonetti giải thích với báo The Huffington Post về ý tưởng đằng sau Annabelle. Búp bê Chucky mang linh hồn của một tay sát nhân hàng loạt trong phim ChildThung lũng kỳ lạKhông thể nói về những con búp bê thấy ghê mà không nhắc đến khái niệm “thung lũng kỳ lạ” (uncanny valley). Khái niệm này đề cập đến ý tưởng rằng những đồ vật nhân tạo mang hình dáng mô phỏng con người (như búp bê, robot) nhìn chung càng giống người thật thì càng được đón nhận tích cực, nhưng tồn tại một vùng trũng (hay thung lũng) nơi mà sự tiệm cận “tính người” của các vật này khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái. Lúc này, những khác biệt nhỏ nhất giữa người và vật - có thể là dáng đi vụng về của một con robot, hay việc búp bê không thể giao tiếp bằng mắt hoặc ngôn ngữ nói phù hợp - bị khuếch đại đến mức khó chịu.Ý tưởng về thung lũng kỳ lạ bắt nguồn từ bài luận năm 1970 của nhà chế tạo robot người Nhật Masahiro Mori, khi ông dự đoán những thách thức mà các nhà sản xuất robot sẽ phải đối mặt trong tương lai khi công nghệ này phát triển. Nhà tâm lý học nổi tiếng Sigmund Freud trước đó cũng mô tả khái niệm tương tự trong tiểu luận “The Uncanny” (Điều kỳ lạ thân quen) - một điều quen thuộc (ở đây là hình dáng con người) bằng cách nào đó trở nên kỳ lạ (trong hình hài búp bê), và chính sự không chắc chắn giữa cái ta thấy và ý niệm trong đầu là nguồn cơn của cảm giác khó chịu.Tiến sĩ David H. Rosmarin thuộc Hội đồng tâm lý chuyên nghiệp Mỹ thì không cho rằng nỗi sợ búp bê là hiện tượng tâm lý nội tại của mỗi người, mà chỉ là kết quả của quá trình tiếp xúc với xã hội. “Trẻ em không sinh ra là đã biết sợ những biểu tượng kinh dị rùng rợn. Thay vào đó, nỗi sợ hãi là một phản ứng có điều kiện mà chúng ta học được qua thời gian” - ông nói với trang Refinery29. ' Ảnh: Joe Cicak/iStockTương tự như cách nỗi sợ của một người có thể “lây” cho người khác, chúng ta có thể học cách sợ hãi một thứ tùy vào bối cảnh mà ta gặp chúng. Thử tưởng tượng một đứa trẻ trước giờ chỉ từng chơi búp bê trong môi trường an toàn là phòng ngủ của chúng, nó sẽ không có lý do gì để phải sợ búp bê. Nhưng nếu cũng là con búp bê đó xuất hiện trong một căn phòng xa lạ, tối tăm với tiếng nhạc ma quái phát ra thì đứa trẻ đó hẳn sẽ liên kết búp bê với những thứ đáng sợ và không còn thấy ổn với chúng nữa.Dù lý do sợ búp bê là gì, Rosmarin cho rằng bạn có lẽ không cần lo lắng quá nhiều. Với hầu hết mọi người thì việc thấy ghê trước những con búp bê không phải là bệnh lý cần phải điều trị, và nếu thật sự muốn thì việc tập tiếp xúc dần với chúng có thể giúp bạn dứt điểm nỗi sợ hãi. Ngay cả khi không thể hết sợ thì nỗi sợ búp bê có lẽ cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống như những hội chứng khác như sợ độ cao hay sợ nước, “trừ khi bạn chơi với một đám bạn tồi cứ nằng nặc rủ đi coi phần tiếp theo của series Annabelle” - Rosmarin nói hóm hỉnh.Bất chấp việc búp bê bị biến thành biểu tượng sợ hãi, món đồ chơi phổ biến này vẫn có mãi lực cao. Theo thống kê của Hiệp hội Đồ chơi Mỹ, doanh số bán búp bê tại thị trường trong nước năm 2020 là 3,64 tỉ USD, cao nhất trong số các nhóm hàng đồ chơi được thống kê và tăng trưởng 10,7% so với năm trước đó. Tháng 9-2014, một con búp bê cổ của nhà sản xuất đồ chơi Kämmer & Reinhardt xuất xưởng vào đầu những năm 1900 đã được bán đấu giá tại Anh với số tiền tương đương gần 400.000 USD, theo Smithsonian. Tags: Sợ hãiBúp bêTâm lý họcHalloweenĐáng sợKinh dị
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm quốc phòng là sự kiện đối ngoại lớn và quan trọng NAM TRẦN 22/12/2024 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhận định qua triển lãm quốc phòng quốc tế đã thấy công tác chuẩn bị rất toàn diện, triển khai thực hiện rất bài bản, chuyên nghiệp.
Chủ tịch Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến chúc mừng Giáng sinh tại TP.HCM CẨM NƯƠNG 22/12/2024 Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cùng đoàn lãnh đạo đã đến thăm, chúc mừng Giáng sinh Tổng giám mục Nguyễn Năng và Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh.
Chi tiết toàn bộ bảng lương công chức áp dụng năm 2025 THÀNH CHUNG 22/12/2024 Dưới đây là chi tiết toàn bộ bảng lương công chức được áp dụng từ năm 2025. Bảng lương được tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.
Concert Sóng 25 có ăn theo các anh trai từ Trấn Thành đến HIEUTHUHAI? HOÀNG LÊ 22/12/2024 Lần đầu tiên Sóng - một chương trình truyền hình phát tối 30 đến qua giao thừa - tổ chức concert. Giá vé từ 2,5 đến 10 triệu đồng, khá 'cứng', lại còn vào thứ tư, có hạn chế?