Buồn vui lẫn lộn
Là con chú con bác kín tiếng hơn trầm cảm, rối loạn lưỡng cực/ hưng - trầm cảm, là một rối loạn tâm thần, lúc hưng cảm thái quá, lúc lại trầm buồn hết nấc. Hai thái cực này bám riết người bệnh, dưới nhiều dạng thức, luân phiên, khoan nhặt...
Như được kẹo
Rơi vào pha hưng cảm, người bệnh như “trẻ được kẹo” bốc đồng, ăn vận màu mè, tư duy lộn xộn, nói như khướu, chuyển đề tài nhoay nhoáy. Hăng hái mạo hiểm, dấn thân (mua sắm điên cuồng, mượn nợ điên đảo, thể thao mạo hiểm..). Tăng ham muốn và phiêu lưu tình dục, đôi khi cả hoang tưởng...
Và thảm não đảo pha
Với pha trầm, mọi sự như một chiếc công- tắc đảo pha được bật. Nạn nhân “tụt mood” toàn tập, bàng quan, tăng giảm cân, nhạt miệng hoặc ăn như hạm. Mất ngủ, suy nghĩ chậm chạp, mệt mỏi, thiếu năng lượng. Nghĩ đến cái chết, nỗ lực hoặc thực hiện tự sát...
Sáng nắng chiều mưa
Chu kỳ hưng /trầm diễn ra theo tuần, tháng, mùa, thậm chí trong ngày. Có lúc pha hưng hoặc trầm nổi trội, kéo dài hơn gây nhầm lẫn, chẳng hạn với trầm cảm.
Chuỗi rắc rối
“Ba sôi hai lạnh” khiến nạn nhân thường sa vào chuỗi rắc xã hội, nghề nghiệp và gia đình. Tỉ lệ ly hôn gấp 2-3 lần. Vào pha hưng cảm, người bệnh còn gặp nguy hiểm thương tích, phá sản... tự sát cao
Tự sát là nỗi lo lớn của hưng - trầm cảm, thậm chí không dạng vừa so với trầm cảm. Tầm 25% - 50% người mắc rối loạn lưỡng cực cố gắng tự tử, và 15% trong số đó thành công. 75% là nam giới, dù phụ nữ nung nấu gấp đôi. Đa phần ý định và thực hiện tự sát diễn ra ở pha trầm, nhưng vẫn có một số nạn nhân chọn giải thoát khi đang “vui như tết”.
Kẻ đứng đằng sau
Chưa rõ, nhưng thường lệ có vài dấu vết đậm hơn, phải kể như di truyền, rối loạn dẫn truyền thần kinh, và không thể thiếu là đòn từ môi trường. Môi trường như cũ lại thủ hai vai, vừa khởi phát vừa kích động bệnh tình nặng thêm. Căng thẳng hay thương cảm thái quá đều có thể là dẫn đề rối loạn lưỡng cực. Một ít té nước theo mưa như phụ nữ sau sinh, chất kích thích, và cả thời tiết. Tiết trời ảm đạm luôn là bà đỡ mắn tay các rối nhiễu tâm thần.
Hưng - trầm cảm phiên bản lockdown
Câu hỏi là liệu các mầm mống phiên bản phong tỏa túng bách đi lại lo lắng dịch bệnh, ra ngõ gặp F0, bệnh nền không được chữa, mất thu nhập, thất nghiệp, thiếu lương thực, tác dụng phụ vaccine ...., có đủ đô khởi tạo một rối loạn lưỡng cực mới hay trầm trọng thêm một hưng - trầm cảm có sẵn ? Xét lợi hại thì câu trả lời là “bệnh gì cữ”.
Tại sao là rối loạn lưỡng cực
Một thắc mắc khác là tại sao là rối loạn lưỡng cực, trong khi trầm cảm đâu thiếu dằn dữ để lo lắng ? Nhắc lại dáng bộ “buồn vui thất thường” khiến rối loạn lưỡng cực dễ bị cho qua và chủ quan. Nhiều người hẳn nghĩ khí sắc trầm uất mới là bệnh tâm thần, còn người hơn hớn vui cười, ăn diện ngất trời, thì làm sao có vấn đề cái đầu và mang mầm mống tự sát cho được.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận