04/11/2019 11:20 GMT+7

Buôn lậu đường vẫn 'diễn biến phức tạp' hàng chục năm qua

TRẦN MẠNH
TRẦN MẠNH

TTO - Lượng đường lậu về Việt Nam tiêu thụ hằng ngày hằng giờ. Tình hình buôn lậu đường giống như có một con khủng long hiện đang bước trên sân khấu.

Buôn lậu đường vẫn diễn biến phức tạp hàng chục năm qua - Ảnh 1.

Đường tập kết ở Campuchia - sát biên giới với Việt Nam - Ảnh: TUẤN MINH

Nếu lượng đường trên đưa vào các container 20 feet (tức khoảng 20 tấn/container), chúng ta sẽ có 40.000 container. Với kích cỡ của 1 container 20 feet (6,06 x 2,44 x 2,59m), nếu chồng các container này lên nhau thì ta sẽ được một cột container cao tới 103,6km - gấp 12 lần đỉnh Everest.

Nếu xếp nối tiếp các container này như các toa tàu, ta sẽ được một đoàn tàu dài khoảng 242km, tức bằng khoảng cách từ chợ Bến Thành (TP.HCM) đi Mũi Né (Bình Thuận).

Hàng chục năm qua, tình hình buôn lậu đường vẫn trong tình trạng "diễn biến phức tạp" dù chúng ta có nhiều lực lượng, từ hải quan, biên phòng, công an, quản lý thị trường... Lượng đường lậu trên vẫn về VN, tiêu thụ hằng ngày hằng giờ, nó giống như có một con khủng long hiện đang bước trên sân khấu.

Theo quy định khi hội nhập Asean, tới 1-1-2020 thuế nhập khẩu đường từ khu vực này vào VN sẽ dỡ bỏ. Nhiều nhà máy đường đã chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh này hàng chục năm bằng việc thay đổi công nghệ, đầu tư vùng nguyên liệu, tận dụng bã mía để phát điện, làm phân bón...

Nhưng doanh nghiệp chỉ chuẩn bị để cạnh tranh được với đường nhập khẩu chính ngạch chứ không thể cạnh tranh với đường lậu.

Cả niên vụ 2018/2019 toàn bộ các nhà máy đường của VN chỉ ép được khoảng 1,2 triệu tấn đường.

Tính ra, đường lậu chiếm 800.000/1.200.000 = 66,7% tổng lượng đường sản xuất trong nước. Rất khó để bất cứ một ngành sản xuất của quốc gia nào có thể tồn tại được nếu như hàng lậu chiếm tới trên 65% tổng sản xuất của ngành.

Và thực tế là có gần một nửa các nhà máy đường của VN rơi vào cảnh thua lỗ, nợ ngân hàng, mất vốn chủ sở hữu.

Tất nhiên có nhiều lý do gây ra tình trạng này nhưng nhà máy đường "chết", nông dân trồng mía cũng ngắc ngoải vì tình trạng đầu tư hơn 70 triệu đồng/ha nhưng thu lại chỉ khoảng 40 triệu đồng/ha đã xảy ra. Nhiều nơi diện tích trồng mía đã giảm 30-50%, cánh đồng bỏ trống...

Kết quả chống đường lậu, theo Ban 389, kể từ năm 2018 đến hết tháng 9-2019, các lực lượng chức năng đã thu giữ được hơn 3.000 tấn đường vi phạm. Tức là nếu so với số liệu của Hiệp hội Mía đường, lượng bắt giữ chưa đến 0,3% tổng đường nhập lậu.

Ngay trong hội nghị của Ban 389, nhiều lãnh đạo công an và hải quan nói thẳng trước nay chủ yếu bắt mấy vụ cỏn con, bắt người dân vác từng bao tải đường qua biên giới.

Trong khi mỗi tỉnh ở dọc biên giới Tây Nam với Campuchia có một hoặc một số trùm buôn lậu đường với số lượng cực lớn thì lại bị bỏ qua. Đó là ở các địa phương vẫn còn tình trạng móc ngoặc, bảo kê, cấu kết, ăn chia... giữa một bộ phận cán bộ chống buôn lậu với các trùm buôn lậu.

Lãnh đạo Ban 389 khẳng định sẽ làm tới nơi tới chốn việc ngăn chặn đường nhập lậu, xử lý nghiêm cán bộ móc ngoặc với giới buôn lậu. Sẽ có những chuyên án điều tra công phu...

Hi vọng, những con khủng long trong buôn lậu đường không còn bị bỏ qua.

Tại hội nghị phòng chống buôn lậu đường do Ban 389 vừa tổ chức, Hiệp hội Mía đường công bố lượng đường lậu hằng năm vào VN lên tới 800.000 tấn đang giết chết ngành mía đường trong nước. Bạn không đọc nhầm đâu, 800.000 tấn đường lậu từ Thái Lan qua Campuchia vào VN mỗi năm!

Nông dân ĐBSCL Nông dân ĐBSCL 'sống dở chết dở' với cây mía vì đường lậu

TTO - Đường lậu hoành hành, nhiều nông dân trồng mía tại ĐBSCL 'sống dở chết dở' khi cây mía đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng vẫn đang bị 'ngâm nước', giá mua mía thấp hơn giá thành...

TRẦN MẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên