Xưa nay, các đội bóng Trung Quốc hầu như đều gắn tên với các nhà tài trợ. Giống như V League, nhiều đội bóng của Trung Quốc vẫn không thể sống khỏe nhờ bóng đá nên “bầu sữa” của các ông chủ là yếu tố sống còn.
Guangzhou R&F, Shijiazhuang Everbright, Changchun Yatai, Beijing Guoan, Guangzhou Evergrande hay Shanghai SIPG đều có tên theo công thức: Tên địa phương + tên tập đoàn hay công ty tài trợ.
Tuy nhiên, quy định của CFA từ mùa tới bắt buộc các đội bóng phải gỡ bỏ tên nhà tài trợ. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra vô vàn xáo trộn cũng như thiệt hại về mặt thương hiệu cho các ông bầu, chủ sở hữu đội bóng.
Các CLB Trung Quốc sẽ tốn kha khá tiền đổi tên, thay logo, trang phục cũng như tìm ra một cái tên mới. Ví dụ như ở Quảng Châu có hai CLB cùng chơi tại Chinese Super League là Guangzhou R&F và Guangzhou Evergrande. Bây giờ khi bỏ tên hai tập đoàn phía sau, cả hai CLB này sẽ phải thương lượng để lấy tên địa phương không trùng.
Nhiều CLB lúc này đã tranh thủ “xí phần” tên đẹp và dễ nhớ trước. Đơn cử như Beijing Guoan. Ở Bắc Kinh có dăm ba đội bóng nên CLB này đã nhanh chóng đăng ký lên LĐBĐ châu Á (AFC) tên Beijing FC.
Câu chuyện đổi tên đội bóng, không còn dính đến nhà tài trợ được các nhà lãnh đạo bóng đá Trung Quốc tin sẽ phát triển nền bóng đá nước này. Các CLB sẽ có nhiều gắn kết với cổ động viên và mang tinh thần địa phương tốt hơn trước đây.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận