09/02/2025 21:12 GMT+7

Bụi đường, xe cộ ùn tắc khiến không khí ô nhiễm đến 'ngộp thở'

Chuyên gia cho rằng ô tô, xe máy di chuyển trong cung đường tắc khiến khí thải sinh ra nhiều hơn so với chạy tốc độ cao. Đáng chú ý hiện nay Hà Nội có hơn 7 triệu xe máy, khoảng 600.000 ô tô và bụi đường đã tác động lên chất lượng không khí.

Bụi đường, xe cộ ùn tắc khiến không khí ô nhiễm đến 'ngộp thở' - Ảnh 1.

GS.TS Đặng Thị Kim Chi - chủ tịch hội đồng khoa học và kỹ thuật, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam - cho rằng ô nhiễm không khí đến từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên trong đó có ô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Ô tô, xe máy vẫn nổ máy di chuyển trong đường tắc tỉ lệ khí, bụi phát sinh còn nhiều hơn xe chạy tốc độ cao.

Ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ cho thấy những thời điểm tắc đường dù sáng sớm hay chiều muộn thì môi trường không khí khu vực đó thường ngột ngạt, khó chịu. 

Trong khi đó những ngày tắc đường, các điểm quan trắc không khí tại các quận Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Xuân (ở Hà Nội) của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có chỉ số chất lượng không khí xấu (cảnh báo đỏ), có ngày rất kém (cảnh báo tím).

Những hình ảnh này được nhóm phóng viên Tuổi Trẻ chụp trong thời điểm từ tháng 11-2024 đến tháng 1-2025:

Bụi đường, xe cộ ùn tắc khiến không khí ô nhiễm đến 'ngộp thở' - Ảnh 2.

Dự án đường vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng - quốc lộ 1A) thi công dở dang biến thành “con đường bụi” ở phường Định Công (quận Hoàng Mai). “Con đường bụi” này đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người dân sinh sống hai bên đường, qua lại nơi đây.

Bụi đường, xe cộ ùn tắc khiến không khí ô nhiễm đến 'ngộp thở' - Ảnh 3.

Ùn tắc nghiêm trọng tại nút giao đường Nguyễn Trãi với Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân). Chuyên gia môi trường cho biết ô tô, xe máy đi trong đường tắc khí thải sinh ra nhiều hơn so với xe chạy tốc độ cao.

Trước đó, cuối năm 2024, tại hội nghị có lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội họp bàn về chủ đề "thúc đẩy thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam", Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết hiện nay Hà Nội có hơn 7 triệu xe máy, khoảng 600.000 ô tô, trong đó dân số đô thị chiếm tới hơn 40%.

Ngoài ra theo ông Đông, Hà Nội có 10 khu công nghiệp, khoảng 1.300 làng nghề. Mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ khoảng 80 triệu KWh điện và hàng triệu lít xăng, dầu, chưa kể đến tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp, rác thải tự phát diễn ra thường xuyên gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Xe cộ ùn tắc, đường bụi khiến ô nhiễm không khí ở Hà Nội gia tăng - Ảnh 4.
Xe cộ ùn tắc, đường bụi khiến ô nhiễm không khí ở Hà Nội gia tăng - Ảnh 5.

Ùn tắc kéo dài trên đường Nguyễn Trãi hướng về Ngã Tư Sở (thuộc quận Thanh Xuân và quận Đống Đa)

Bụi đường, xe cộ ùn tắc khiến không khí ô nhiễm đến 'ngộp thở' - Ảnh 6.

Đường Nguyễn Trãi hướng vào trung tâm thành phố Hà Nội một ngày ô nhiễm không khí.

Xe cộ ùn tắc, đường bụi khiến ô nhiễm không khí ở Hà Nội gia tăng - Ảnh 7.
Xe cộ ùn tắc, đường bụi khiến ô nhiễm không khí ở Hà Nội gia tăng - Ảnh 8.
Xe cộ ùn tắc, đường bụi khiến ô nhiễm không khí ở Hà Nội gia tăng - Ảnh 9.

Đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy) hướng ra ngoại thành và hướng vào trung tâm thành phố nhiều ngày ùn tắc đã tác động không nhỏ đến chất lượng không khí khu vực này.

Bụi đường, xe cộ ùn tắc khiến không khí ô nhiễm đến 'ngộp thở' - Ảnh 10.

Chiếc xe ô tô đỗ cạnh đại lộ Thăng Long bị bụi “tấn công” (ảnh chụp tại một khu đô thị ở phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm).

Anh Nguyễn Anh Đại (35 tuổi, ở phường Định Công, quận Hoàng Mai - ảnh trên) tưới nước để giảm bụi nhưng cũng chỉ như “muối bỏ biển”.

Bụi “tra tấn” người đi đường cả ngày lẫn đêm

Những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Trước đó, như đã thông tin, trả lời Tuổi Trẻ Online, đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết phát thải ô nhiễm không khí ở Hà Nội đến từ hoạt động giao thông vận tải bao gồm cả bụi đường, khí thải từ số lượng lớn các xe cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Bên cạnh đó hoạt động xây dựng nhà ở, công trình giao thông, công ích chưa nghiêm túc thực hiện các giải pháp kỹ thuật, quản lý như che chắn, rửa xe, vệ sinh... làm phát sinh bụi.

Ngoài ra các khu vực quanh Hà Nội người dân vẫn đốt rơm rạ tại cánh đồng khá phổ biến. Và các yếu tố khác như điều kiện khí hậu, thời tiết cũng là nguyên nhân khách quan tác động không nhỏ đến chất lượng không khí, đặc biệt tại các tỉnh, thành ở phía Bắc.

Xe cộ ùn tắc, đường bụi khiến ô nhiễm không khí ở Hà Nội gia tăng - Ảnh 15.Ô nhiễm không khí, người khám bệnh hô hấp ngày càng tăng

Ô nhiễm không khí đang gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Đáng chú ý thời gian gần đây số người đến khám, điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở Hà Nội ngày một nhiều.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên