Trả lời báo giới ngày 28-12, một quan chức Bộ Y tế Brazil cho biết chính phủ nước này vẫn cần tiến hành đánh giá lần cuối trước khi đưa vắc xin tên gọi Dengvaxia vào chương trình tiêm chủng quốc gia.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần niêm yết giá sản phẩm này trước khi đưa ra thị trường, một tiến trình thông thường mất trung bình khoảng 3 tháng.
Từ đầu năm tới nay, Brazil đã ghi nhận hơn 1,5 triệu ca nhiễm sốt xuất huyết, trong đó có 839 trường hợp tử vong.
Với quyết định mới nhất trên, Brazil đã trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới "bật đèn xanh" cho Dengvaxia và là đối tác đầu tiên của Sanofi tại Nam Mỹ. Mexico là quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng vắc xin Dengvaxia trong tổng số 20 quốc gia đã nhận được đề nghị của Sanofi.
Hãng dược phẩm của Pháp kỳ vọng sản phẩm đột phá này sẽ giúp thu về hơn 1 tỷ USD doanh thu hàng năm.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần 40% dân số thế giới, tương đương 3,9 tỷ người, có nguy cơ lây nhiễm sốt xuất huyết. Mỗi năm, khoảng 400 triệu người tại hơn 128 quốc gia đã mắc căn bệnh này, tập trung chủ yếu tại các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, trong đó có khoảng 22.000 bệnh nhân tử vong.
Trong nửa thế kỷ trở lại đây, số ca nhiễm sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần, với hơn 50% dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh.
WHO cho biết tỷ lệ phòng chống virus sốt xuất huyết của Dengvaxia là 60,8% - tương đối thấp so với các loại vắc xin khác, nhưng loại vắc xin này phát huy tác dụng tối đa khi ngăn chặn bệnh diễn biến trầm trọng - với tỷ lệ thành công lên tới 93,2%.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận