Trạm thu phí Tam Kỳ - Ảnh: TTO
Cụ thể, trong báo cáo vừa gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP (Cienco5), nhà đầu tư dự án BOT mở rộng quốc lộ 1 đoạn Km 987 - Km 1.027 qua Quảng Nam, cho biết theo phương án tài chính của hợp đồng BOT, bình quân từ tháng 9-2018 đến nay phải đạt tối thiểu 13,67 tỉ đồng/tháng.
Tuy nhiên thực tế của trạm thu phí Tam Kỳ hoàn vốn cho dự án trên thực tế chỉ đạt 10,65 tỉ đồng/tháng (giảm 22% so với hợp đồng).
Đặc biệt, từ đầu năm 2019, doanh thu thực tế bình quân qua trạm thu phí Tam Kỳ chỉ đạt 8,68 tỉ đồng/tháng, giảm 44% so với phương án tài chính của giai đoạn này (phương án tài chính 15,58 tỉ đồng/tháng).
Lãnh đạo Cienco 5 cho biết nếu tình trạng này kéo dài, phương án tài chính của hợp đồng BOT đã ký với Bộ GTVT bị phá vỡ, gây khó khăn tài chính cho nhà đầu tư và không đảm bảo nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng theo đúng hợp đồng vay vốn.
Theo Cienco5, nguyên nhân doanh thu trạm thu phí Tam Kỳ sụt giảm là do nhà đầu tư phải thực hiện giảm phí cho các loại xe qua trạm cũng như miễn, giảm phí cho các xe của người dân địa phương ở gần trạm thu phí.
Trong đó, nguyên nhân chính do đoạn tuyến cao tốc Tam Kỳ - Quảng Ngãi thuộc dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đưa vào vận hành, khai thác từ ngày 2-9-2018 đến nay vẫn chưa thực hiện thu phí khiến xe tập trung đi vào cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi làm giảm lưu lượng xe qua trạm .
Dự án BOT mở rộng quốc lộ 1 đoạn Km 987 - Km 1.027 qua Quảng Nam dài 40km qua địa bàn huyện Phú Ninh, huyện Núi Thành và TP Tam Kỳ, Quảng Nam.
Tổng mức đầu tư 1.625,78 tỉ đồng, giá trị quyết toán 1.356 tỉ đồng.
Dự án sử dụng trạm thu phí Tam Kỳ để thu phí hoàn vốn trong thời gian 21 năm 8 tháng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận